Hôm nay,  

Xóm Nghèo Bên Bến Tàu

10/03/200700:00:00(Xem: 2753)

Xóm Nghèo Bên Bến Tàu

Bạn,

Trên địa bàn quận 8 Thành phố Sài Gòn, có bến Bình Đông là nơi tập tiếp nhận hàng hóa của các ghe tàu từ miền Tây lên. Bên bến này có 1 khu xóm nghèo mà dân địa phương gọi là xóm bốc vác. Ở đó tập trung một lượng lớn lao động địa phương và dân nhập cư mướn nhà làm bốc vác kiếm sống. Những con người cùng khổ sống cùng với nhau như ghi nhận của một phóng viên báo Tuổi Trẻ  qua đoạn ký sự như sau.

Mặt trời chưa ló dạng, phóng viên  đã cùng nhóm bốc vác ở Phường14, Quận 8 đổ ra tụm năm tụm bảy bên bờ sông đen ngòm của bến Bình Đông. Dân bốc vác ở đây chủ yếu sống nhờ vào việc lên xuống hàng cho các chủ ghe từ miền Tây lên. Một số ít thì vô bao, sắp xếp hàng cho các kho dọc bến, số còn lại ai thuê gì làm đó, miễn là ngày có hai bữa cơm sống tạm. Vậy mà đợi đến chiều cả nhóm (có phóng viên gia nhập) mới được một chủ ghe gọi lên hàng. Công việc của mấy anh em là khuân 5 tấn gạo từ ghe lên bến và chuyển 3 tấn hàng hóa đủ loại xuống ghe. Chỉ sau vài chuyến lên xuống hàng, áo ai cũng ướt đẫm mồ hôi. Một số anh em không chịu được nóng, đánh trần ra mà khuân, để lộ những hàng xương sườn gầy còm.

Sau gần ba giờ đồng hồ vật lộn với gần 10 tấn hàng,  cả nhóm nhận được 80 ngàn đồng tiền công cho năm người. Thấy phóng viên ngạc nhiên, anh Thảo nói: "Chú em tưởng dễ lấy tiền thiên hạ lắm hả, mỗi tấn chỉ được 10 ngàn đồng thôi". Theo anh Thảo, thu nhập mỗi ngày của anh em ở đây khoảng 30 ngàn-40 ngàn  đồng, tức là họ phải khuân 3-4 tấn hàng mỗi ngày mới được như vậy. Phóng viên nhẩm tính: làm bốc vác nếu đều đặn như vậy suốt 25 năm ròng thì ít ra cũng phải cõng trên lưng gần nửa triệu tấn hàng. Thế mới hiểu vì sao số đông cư dân của xóm bốc vác đều bị bệnh vẹo cột sống hay đêm về tức ngực khó thở.

Tuy mệt nhưng mấy anh em vẫn cảm thấy vui. Dù sao nhóm mà phóng viên gia nhập vẫn may mắn hơn nhiều đồng nghiệp cùng xóm, quanh đó vẫn còn nhiều người khác từ sớm đến giờ đang dài cổ ra chờ người thuê mà không có. Khuân xong hàng, cả nhóm tự thưởng cho mình mỗi người một tô cháo lòng, 2 ngàn đồng/tô. Tô cháo của xóm nghèo bốc vác cũng khác, chỉ vài ba miếng dồi và một ít cháo lõng bõng. Anh Nam, quê ở miền Tây lên, gia nhập xóm bốc vác được mấy năm, cho biết từ sáng đến giờ chờ mãi chưa có việc gì làm, tiền không có mà bụng thì đói nên anh vào ăn thiếu tô cháo dằn bụng. Lân la bắt chuyện, anh kể: "Mấy bà bán hàng ở đây tinh lắm, thấy anh bốc vác nào áo ướt đẫm mồ hôi là biết vừa có tiền, còn thấy ai khô ráo là biết ngay cả ngày không có đồng xu nào. Áo ướt thì no, áo khô thì đói".

Bạn,

Cũng theo báo TT, những cảnh đời nghèo khó ở xóm bốc vác dọc bến Bình Đông lại càng buồn hơn khi chiều chiều thường vang lên những tiếng la mắng, nhiếc móc của những ông bà chủ cho vay nặng lãi, khi dân bốc vác chưa có tiền để trả nợ từng ngày.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong một đất nước mà trẻ em lúc nào cũng có thể bị xâm hại là điều bất hạnh nhất của một dân tộc bởi vì khi trở thành là nạn nhân của bạo hành thì những trẻ em này khi lớn lên sẽ có nguy cơ là người xâm hại kẻ khác, như lời báo động trong bản tin của Báo Kinh Tế Đô Thị nói rằng có tới 5,000 trẻ em bị xâm hại tại VN.
Ở đời có nhiều người thật đau khổ khiến ai nấy cũng không thể cầm lòng như trường hợp đám tang của một cô giáo bị tai nạn xe mà chồng thì chết, con thì nhỏ dại và nhà thì nghèo đến nỗi không thể mua quan tài để chôn
Chuyện tình nam nữ là điều bình thường không có gì đáng nói, nhưng nếu có quan hệ tình dục với người vị thành niên mà nhất là với một ông thầy giáo thì là chuyện không thể chấp nhận được, như bản tin của báo Một Thế Giới cho biết hôm Thứ Tư như sau.
Học hành là chuyện lớn của đời người mà bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng muốn con cái mình thành đạt, nhưng đôi khi cha mẹ cũng phải chấp nhận một hiện thực về trình độ học vấn của con để giúp chúng đi lên vững vàng.
Lễ trao giải túc cầu quốc tế AFF Awards Night 2019 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 11 năm nay
Bình thường có thể ai cũng hiểu sinh lão bệnh tử là điều không thể tránh, nhưng khi nó đến bất ngờ thì ai cũng sợ, giống như trường hợp 2 người tại Hà Nội đã chết do “vi khuẩn lạ” làm viêm cơ tim khiến cho nhiều người dân lo lắng.
Đó là chặng đường ai cũng thấy rõ: ô nhiễm không khí, ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm nước uống sẽ dẫn tới nhiều bệnh ngặt ngèo, trong đó có ung thư…
Hạng mấy về môi trường kinh doanh? Việt Nam không vào nổi top-50, nghĩa là nhóm 50 quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất.
Cây chết, cây chết giữa công viên Sài Gòn…
Nhìn đâu cũng thấy ung thư… đó là tình hình cả nước VN.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.