Hôm nay,  

Hiểm Họa Cháy Rừng

08/03/200700:00:00(Xem: 2271)

Hiểm Họa Cháy Rừng

Bạn,

Theo ghi nhận của báo quốc nội, miền Tây Nam phần đang đối mặt với hiểm họa cháy rừng, nắng hạn, xâm nhập mặn. Bốn năm qua, sau vụ cháy rừng U Minh Thượng và U Minh Hạ, miền Tây chưa xảy ra vụ cháy rừng nghiêm trọng nào nhưng tình hình vẫn hết sức nóng bỏng vào mùa khô hạn. Toàn vùng có hơn 100 ngàn hécta rừng có nguy cơ cháy "bất cứ lúc nào". Trong khi đó, hạn hán, xâm nhập mặn đang gây nhiều thiệt hại cho đời sống và sản xuất của người dân. Báo SGGP ghi nhận về  hiểm họa và tình hình phòng chống cháy rừng tại một số tỉnh như sau.

Tỉnh Cà Mau hiện có 30 ngàn hécta rừng cạn nước, trong đó 15 ngàn hécta rừng tràm đến mức báo động cháy cấp 5. Từ tháng 11-2006, các lâm-ngư-trường, ban quản lý rừng đặc dụng đã phải khai triển kế hoạch phòng chống cháy rừng. Toàn cánh rừng U Minh Hạ phải huy động trên 4 ngàn 500 người với 91 máy bơm nước, 41 ngàn 200  mét dây dẫn nước, 105 vỏ lãi, xuồng máy, 130 chòi quan sát. Tại An Gang, ngoài việc đóng cửa rừng vào cao điểm khô hạn, ngành Kiểm lâm đã ứng dụng cả kỹ thuật thông tin  phòng chống cháy  rừng trên cơ sở sử dụng máy định vị GPS để cập nhật thông tin địa lý thu thập được từ thực địa. Trong khi đó, vườn "quốc gia Tràm Chim" (Đồng Tháp) đã phải thực hiện 4 đợt đốt đường băng cản lửa với diện tích 300 hécta. Tại Kiên Giang,  ngoài việc tăng cường lực lượng bảo vệ rừng, tỉnh này đã "buộc" chủ rừng (lâm trường, hợp tác xã, trang trại trồng rừng) phải xây dựng lực lượng, trang bị phương tiện và có phương cách phòng chống cháy rừng. Nếu không chủ rừng phải chịu trách nhiệm khi xảy ra cháy rừng và cháy lan sang rừng của đơn vị khác.

Dù rất chủ động phòng chống cháy rừng nhưng tình hình vẫn hết sức căng thẳng, nguy cơ cháy rừng có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Lực lượng, phương tiện của ngành kiểm lâm các địa phương rất mỏng, chưa đáp ứng nhu cầu. Cụ thể như vùng lõi khu vực U Minh Thượng có chưa tới 100 kiểm lâm quán xuyến hơn 8 ngàn hécta. Vường Tràm Chim chỉ 40 người canh giữ hơn 7 ngàn hécta. Từ đó không thể kiểm soát được người dân, lâm tặc đốt đồng, vào rừng bắt chuột, bắt ong, khai thác cá đã gây nên hàng chục vụ cháy rừng mỗi năm. Nguy hiểm hơn, thời gian gần đây, giá tràm xuống thấp, các chủ rừng trồng thực hiện qua loa, thậm chí không đầu tư bảo vệ rừng.

Bạn,

Cũng theo báo SGGP, tình trạng đốt đồng gây cháy rừng là nỗi ám ảnh của lực lượng kiểm lâm các địa phương. Tại vùng đệm U Minh Thượng, vừa có một số gia đình cư  dân tự đốt bỏ hơn 20 hécta rừng tràm sản xuất. Điều này rất dễ gây cháy lan sang các khu vực khác và vùng lõi của vùng này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.