Hôm nay,  

Nhảy Tàu Xuyên Việt

26/01/200700:00:00(Xem: 2817)

Nhảy Tàu Xuyên Việt

Bạn,

Theo báo quốc nội, hiện nay, trên tuyến đường hỏa xa Nam-Bắc dằng dặc, khi tàu chạy đến đoạn đi qua đèo Hải Vân (hiện nay là ranh giới giữa khu vực ngoại ô của Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên-Huế ), hành khách được chứng kiến hình ảnh những  tốp người từ hai bên đường đu, bám  nhảy lên tàu. Họ là những người bán hàng rong trên tàu trong thời gian tàu dừng  đổ ở các ga đỉnh và chân đèo.. Một phóng viên báo Lao Động đã "tham gia" đoàn nhảy tàu,  và ghi nhận cảnh tượng này qua đoạn ký sự  như sau.

Đoàn tàu  giảm tốc độ, chạy chậm qua ga Kim Liên, dưới chân đèo Hải Vân nam, phóng viên hoà vào dòng người nhảy tàu, bán rong chuyên nghiệp ở đây để quá giang lên ga Hải Vân trên đỉnh đèo. Mưa như trút nước khi đoàn tàu bắt đầu leo núi. Dì Tư bán mực nướng, nhắc nghe rợn tóc gáy: "Chú không quen, phải cẩn thận đó, rớt xuống một cái là không toàn thây". Con tàu rùng mình lắc lư, rồi chao hẳn một bên khi qua vòng qua đường cong. Tiếng bánh sắt nghiến đường ray ken két đinh tai. Nhưng tiếng máy gầm nổ nghe long não hơn khi chui vào đường hầm hun hút, tối om. Khói của đầu máy đen ngòm và đặc quánh gom hết vào vòm hầm, tuồn về phía sau. Những người bám ngoài tàu đều "hưởng" trọn những luồng khí nóng, đầy bụi đen đó.

Khi tàu chui qua khỏi hầm thì mặt mày ai cũng đen nhẻm như thợ mỏ. Những người bán hàng rong lần lượt nối đuôi nhau phi lên nóc tàu.  Phóng viên kinh ngạc khi thấy từng tốp người, hầu hết là phụ nữ, trẻ em, họ đi lại, ngồi nằm tỉnh bơ trên nóc các toa tàu như đi dưới mặt đất. Dì Tư giải thích: "Phải quen mới có thể ung dung trên nóc tàu đang chạy như vậy, bởi đoạn đường đèo hơn 20km có nhiều cành cây, dây điện chèn ngang, nóc hầm thấp, không rành sẽ bị gạt văng xuống đất ngay".

Đã hơn chục năm, kể từ ngày cấm đốt pháo, hàng ngàn người làng nghề làm pháo truyền thống Nam Ô thất nghiệp, phần lớn trong số họ chuyển nghề bán hàng rong. Mỗi ngày 20 chuyến tàu thông qua đèo Hải Vân thì họ có mặt ít nhất hơn nửa, ngược xuôi đèo để bán hàng trong khoảng thời gian ít ỏi dừng đổ ở các ga đỉnh và chân đèo. Nhảy tàu đã thành kỹ năng đặc biệt mà già trẻ, trai gái vùng này thuần thục. Không chỉ ngày, mà cả những chuyến tàu đêm, suốt cả 2 mùa mưa nắng, những người bán hàng rong này cũng xuất hiện đều đặn.

Bạn,

Cũng theo báo Lao Động, bây giờ, các chuyến tàu khách Bắc - Nam đã rút ngắn thời gian chạy tàu, các dịch vụ trên tàu cũng nhiều nên hàng rong trở nên ế ẩm. Nhưng đó là nguồn sống của đa số các gia đình cư  dân phía nam chân đèo Hải Vân nên không thể từ bỏ được. Nhất là sau khi hầm đường bộ đã xây xong, việc buôn bán dọc đường bộ trên đèo không còn tồn tại nữa, mọi người đã dồn hết qua đường hỏa xa, theo những chuyến tàu để mưu sinh.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.