Hôm nay,  

Nhổ Cỏ Mướn Nuôi Mẹ Già

03/11/200600:00:00(Xem: 3983)

Nhổ Cỏ Mướn Nuôi Mẹ Già

Bạn,

Theo báo Tuổi Trẻ, tại quận 12 TPSG, mấy chục năm nay, người dân ven sông Rạch Tra đã quen thuộc với hình ảnh một người phụ nữ gầy còm ngày hai buổi đi bộ hơn chục cây số để hái hoa lài thuê, nhổ cỏ mướn, kiếm từng đồng nuôi mẹ già đau yếu và cô em gái bị bệnh tâm thần. Chuyện về phụ nữ này được một phóng viên báo TT kể lại qua bài viết như sau.

Tuổi thơ của chị Trần Thị Hường không may mắn như bạn bè cùng trang lứa. Cha mẹ đều đi ở đợ, làm thuê. Rồi cha mẹ lại chia tay, cha sống ở nơi xa cùng với hai người em trai, chị Hường từ thời con gái đã một vai gánh vác nuôi mẹ đau yếu cùng một cô em gái bệnh tâm thần cho đến tận bây giờ, khi chị đã tròn 50. Ba mẹ con ở với nhau trong một căn chòi nhỏ, nằm chơ vơ giữa cánh đồng sát mé bờ sông. Bữa đói bữa no nuôi nhau nhờ vào đồng tiền ít ỏi hái lài thuê, nhổ cỏ mướn. Bà Mười, mẹ chị Hường, nghẹn ngào: "Đời tui khổ quá, cái lỗi rất lớn là đã không lo được cuộc sống đầy đủ cho đàn con. Con khổ mấy chục năm nay không lấy chồng được cũng vì má, đừng trách má nghen con". Chị Hường ôm mẹ và nói trong nước mắt: "Đời mẹ khổ cũng chỉ vì lo cho chị em con. Có cha mẹ nào lại không muốn con mình được sung sướng đâu. Cũng tại số phận thôi mà". Nhiều người dân sống lâu năm ở vùng Rạch Tra còn nhớ chị Hường thời thiếu nữ cũng xinh đẹp mặn mà và luôn là mục tiêu theo đuổi của nhiều thanh niên trong làng. Chỉ duy nhất yêu cầu của chị Hường đưa ra làm khá nhiều chàng trai: phải đồng ý cưu mang mẹ và em gái cô suốt đời. Bao nhiêu chàng trai trẻ đã đến và ra đi vì điều kiện của chị Hường. Chị chấp nhận tất cả vì mẹ và vì em.

Không được học hành từ nhỏ, chị Hường chỉ biết đọc được ít chữ nhờ học lóm mấy đứa bạn trong xóm. Từ nhỏ đến nay chị không thể xin một công việc nào khác ngoài đi làm mướn quanh vùng. Đất ngoại thành bây giờ ngày càng đô thị hóa, nghề hái lài thuê và nhổ cỏ mướn cũng ngày càng khó khăn. Hằng tháng, chắt chiu lắm cũng không đủ cho ba miệng ăn cùng thuốc men cho mẹ già và em gái, chị vay mượn khắp nơi. Nhiều bữa, không còn cách nào khác, chị Hường chỉ chạy đủ phần cơm cho hai người. Phần chị đành nhịn đói nhường cơm cho mẹ và em. Thấy con gái quá vất vả, bà Mười cũng suy sụp theo. Một đêm, chị Hường đi làm thuê về khá trễ, về đến nhà thấy không khí lạnh tanh, vắng vẻ. Linh tính có điều không hay xảy ra với mẹ, chị bước vội vào nhà. Trên chiếc chõng tre, mẹ chị đang nằm sõng soài, bên cạnh là một chai thuốc trừ sâu. Bà Mười chỉ còn thều thào: "Má biết má sống chỉ làm khổ con. Má có mất thì con gửi em vào trại mồ côi rồi đi tìm một mái ấm cho mình".

Bạn,

Phóng viên báo Tuổi Trẻ viết tiếp: giữa đêm tối, chị Hường cõng mẹ băng qua những cánh đồng, con đê trơn trượt, dài dằng dặc để đi cấp cứu. Chị Hường kể khi ấy có một sức mạnh kỳ lạ lắm khiến chị có thể cõng mẹ chạy cả một đoạn đường dài như thế: "Lúc ấy tôi vô cùng hoảng loạn vì lo sợ mình sẽ mất mẹ. Chỉ biết là bất cứ giá nào cũng phải cứu mẹ cho bằng được. Bởi vì mẹ là quan trọng nhất đối với tôi, mẹ phải sống".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.