Hôm nay,  

Màu Xanh Của Huế

10/07/200600:00:00(Xem: 2098)

Bạn,

Theo các nhà nghiên cứu địa lý  nhân văn, lâu nay, nói đến màu của Huế, người ta thường nhắc đến màu tím Huế. Ngồi nhìn ra sông Hương, chợt thấy Huế có thêm một màu khác, bao dung và gần gũi vô cùng: màu xanh Huế. Đầu tiên là màu của đỉnh núi, bóng rừng. Huế có những đỉnh núi đẹp, nên thơ như Thiên Thai, Kim Ngọc, Truồi ... song Huế cũng có ba "điểm xanh đặc biệt riêng" có ở Huế là Bạch Mã, Ngự Bình và Thiên An. Trong bài viết về  Huế, báo Tài nguyên và Môi trường ghi nhận về màu xanh của vùng đất Cố đô qua đoạn ký sự như sau. 

Việt Nam có bốn điểm du lịch ôn đới nổi tiếng là Sa Pa, Tam Đảo, Đà Lạt và Bạch Mã song chỉ có Bạch Mã mới mang trong lòng đa dạng sinh học để trở thành lâm viên quốc gia. Thế mới thấy màu xanh đa hệ của Bạch Mã là quý hiếm thế nào. Tương tự, rừng thông hai lá của khí hậu ôn đới trong nước có nhiều (Sa Pa, Tam Đảo, Đà Lạt đều có), song rừng thông ba lá của khí hậu nhiệt đới e chỉ riêng ở Huế. Thiên An và Ngự Bình. Nói đúng ra thì cũng nhiều nơi trồng thông ba lá, song để đẹp như Thiên An, Ngự Bình thì chưa thấy nói.

"Dạ thưa xứ Huế bây giờ, vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương", câu thơ của thi sĩ Bùi Giáng luôn đúng với vùng đất Cố đô này.

Bức tranh sơn thủy của Huế rất đỗi hài hòa nên đã nhắc đến đồi núi là phải nói về sông biển. Sông Hương cho đến nay vẫn là con sông xanh chảy trong lòng đô  thị đẹp nhất nhì thế giới. "Sông Hương như kiếm dựng trời xanh", Chu thần Cao Bá Quát năm xưa đã viết về sông Hương như vậy. Sông Hương xanh và trong màu xanh ấy còn có mùi thơm của cỏ Thạch xương bồ nên chi rất lạ. Trong thời gian gần đây, các nhà khoa học đã công nhận rằng hệ đầm phá Tam Giang- Cầu Hai của Huế là đặc biệt về đa dạng sinh học và là hệ đầm phá ven biển trên thế giới, xứng đáng được ghi tên vào Công ước quốc tế Ram Sar. Với diện tích chiếm khoảng một nửa diện tích đầm phá ven biển của cả nước, Tam Giang- Cầu Hai đủ sức hứng trọn trong mình bóng núi đại ngàn Trường Sơn để có một màu xanh rộng mở kỳ vỹ. Có dịp ngắm hệ đầm phá này từ Vọng Hải Đài trên đỉnh Bạch Mã, mới thấy kiến tạo xanh của Thừa Thiên Huế không hề đơn giản chút nào.

Bạn,

Báo Tài nguyên và Môi trường viết tiếp: Màu của khung trời Huế cũng có nét sắc thái riêng. Từ lâu, dân gian lưu vực sông Hương đúc kết được  trong một ngày của Huế là sáng xanh, trưa tím, chiều vàng. Nếu nhìn kỹ, thì cả trưa tím và chiều vàng ấy cũng pha sắc xanh của bóng núi và sông nước. Sông núi và cỏ cây phản quang dưới ánh nắng đã tạo cho nền trời Huế một không gian vừa cao rộng, khoáng đạt vừa rất trữ tình, nên thơ và đặc biệt trở nên dễ gần trong mắt ai. Sự gần gũi của nền trời này có lẽ do nó không bị xé toang bởi những đột khởi của núi non, cây cỏ, kiến trúc... mà tất cả như hòa quyện một cách hài hòa trong tầm mắt.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.