Theo báo quốc nội, tại vùng biển tỉnh Quảng Ninh ở miền Bắc VN, từ lâu lắm rồi, một hòn đảo có địa danh là Quan Lạn, thuộc huyện Vân Đồn đã thành "bến đỗ" của những tử thi không may gặp nạn giữa mênh mông sóng nước. Những ngôi "mộ gió" nằm chênh vênh giữa những ghềnh trong tiếng thét gào tang thương của những cơn gió lồng lộng từ trùng dương thổi về. Hàng chục năm qua, ở nơi đây, những người dân chài tốt bụng không còn nhớ đã bao lần vớt xác, vun đá đắp mộ cho những tử thi thối rữa một cách tử tế với câu "nghĩa tử là nghĩa tận". <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />
Phóng viên vượt hơn 40km đường biển ra đảo Quan Lạn để tìm những ngôi "mộ gió", nơi an táng của những người gặp nạn trên biển, theo cách gọi của những người dân chài tại thương cảng Vân Đồn. Thương cảng đầu tiên của Việt Nam này được vua Lý Anh Tông ra chiếu chỉ thành lập từ năm 1149. Vùng biển quanh hòn đảo cũng là nơi diễn ra trận Đại tướng quân Trần Khánh Dư đánh tan đoàn thuyền chở hơn 10 vạn hộc lương của quân Nguyên Mông do Trương Văn Hổ chỉ huy. Hòn đảo này còn là nơi Hoàng tử Lý Long Tường lánh nạn rồi dong buồm sang Cao Ly. Đến ngày 15/3 hàng năm, người dân chài vẫn làm lễ "cầu gió" cầu chúc đi lộng đi khơi may mắn và tưởng nhớ ngày hoàng tử lên đường vạn dặm an khang.
Tại ghềnh Cây Bàng, mỗi năm có vài người chết trôi về bị sóng đập vào những bức tường đá nham nhở, sắc như dao, khiến thi thể bầm dập. Theo tục lệ, những người dân chài ở hòn đảo này ra khơi đánh cá hay buôn bán, nếu gặp người chết trên biển bao giờ họ cũng lấy dây buộc vào thắt lưng kéo theo thuyền. Họ trực chỉ đất liền nơi gần nhất đưa xác chết lên bờ chôn cất tử tế rồi lại tiếp tục chuyến hải hành. Theo quan niệm của họ, nếu gặp người xấu số mà không giúp, sau này khó tránh khỏi phong ba bão tố. Một nhân viên của xã tên là Làm đã kể với phóng viên về nhiều chuyện đi biển. Trước kia, anh cũng theo các bạn chài ra khơi đánh cá. Có lần giữa biển họ gặp một xác người dập dềnh trên sóng nước. Anh em ngư dân cử anh nhảy xuống buộc dây vào tử thi để kéo theo thuyền. Khi vừa lao xuống biển, một con sóng ào tới cuốn tử thi ập tới như ôm chầm vào người. Cánh tay của người chết đã rữa hết thịt quàng vào cổ anh khiến tất cả mọi người đứng trên boong tàu hét lên kinh hoàng. Lặn xuống một hơi, anh vòng ra phía sau choàng thòng lọng vào tử thi thắt lại. Thế nhưng dây thắt vào đến đâu, những mảng da thịt ngâm nước lâu ngày bở ra đến đấy.
Bạn,
Cũng theo báo CA, khi quay tàu lại đưa vào đất liền, các ngư dân tốt bụng đi gom những hòn đá cuội bằng nắm tay đắp mộ bởi lẽ trên những triền đá bên bờ biển không thể đào xuống mà táng người xấu số được. Nếu đào huyệt trên bờ cát gặp gió thổi, sóng xô, cát sụt thì mộ người chết cũng chẳng được yên. Vì thế nên họ đắp mộ bằng đá giữa lồng lộng biển khơi như vậy và đặt tên là những ngôi mộ gió. Cái tên thật buồn như sóng nước, mặn chát muối biển, tang thương những kiếp người bạc phận.