Hôm nay,  

Đi Chợ Oshin

22/03/200400:00:00(Xem: 4988)
Bạn thân,
Oshin là một danh từ mới khai sinh mấy năm nay, để chỉ các người giúp việc nhà, thời trước ta gọi là người ở, người làm, một việc mà thời phong kiến ông bà mình gọi là "gia nhân." Có một ngôi "chợ oshin" đã khai sinh và hoạt động tấp nập ở Sài Gòn, và được báo Người Lao Động ghi nhận về ngôi chợ dị thường này như sau.
"Chợ oshin" trên đường 3 tháng 2, TP.SG, ngày càng tấp nập với những trung tâm môi giới người giúp việc bung ra như nấm sau mưa. Để tránh sự quản lý của chính quyền, các trung tâm này núp bóng những quán cà phê, quán cơm bình dân và chỉ hoạt động vào buổi trưa, khi công an tạm nghỉ.
Trước đó, các "trung tâm cung ứng việc làm" đặt ven đường 3 tháng 2 (phường 8, quận 10) hoạt động cả ngày. Họ làm ăn rất khá, có hôm kiếm được hơn 1 triệu đồng. Nhiều người thấy nghề này ngon ăn cứ đua nhau mở trung tâm, khiến con đường 3 tháng 2 được gọi là "chợ người" giữa thành phố. Chính quyền địa phương liền ra tay dẹp. Hiện để né chính quyền, các trung tâm phải chuyển vào quán cà phê, quán cơm dọc đường.

Người có nhu cầu tìm oshin sẽ được các chủ môi giới mời chào mời một cách kín đáo. Sau khi ghi chép yêu cầu của khách, các "má mì" sẽ hẹn vào tầm giữa trưa, hoặc là sẽ cho người chở oshin tới tận nhà hoặc là khách hàng đến đây lựa chọn. Mức lương trung bình của oshin được thỏa thuận 500.000- 550.000 đồng/tháng, công việc nặng nhọc hoặc nuôi người bệnh, em bé giá 600.000 đồng/tháng. Giới thiệu được một oshin, "cò" môi giới sẽ được 100.000 đồng. Ngã giá, hẹn giờ xong, "cò" dùng điện thoại điều oshin về địa điểm tập kết. Tầm trưa, khoảng hai chục cô gái mang theo vali, túi xách sẽ được đưa đến các quán cà phê, quán cơm bằng xe buýt. Cuộc "giao - nhận" người chỉ diễn ra trong vòng nửa giờ đồng hồ.
Hầu hết các cô gái lên chợ oshin tuổi 16-18, từ các tỉnh miền Tây như Tiền Giang, Long An, An Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng... Đa phần đều có trình độ học vấn thấp và chỉ biết làm ruộng. Ở quê nhà, họ được các "cò" gạ gẫm gia đình đưa lên thành phố làm ăn để giúp gia đình đổi đời. Vì không có nghiệp vụ và không được đào tạo nên phần lớn các cô giúp việc không làm hài lòng gia chủ và chỉ một thời gian ngắn là lại phải quay lại "chợ", nhờ các "má mì" tìm mối khác.
Lợi dụng điều này, nhiều "cò" thường xúi bẩy những cô oshin ngây thơ, thiếu kinh nghiệm không nên ở một nhà chủ quá 3 tháng để chờ "cò" tìm cơ hội cho vào làm ở những gia đình tử tế hơn, lương hậu hơn. Nếu chủ nhà cố giữ lại thì cứ xin về quê thăm gia đình rồi... chuồn!
Bạn thân,
Báo này kết luận bằng hình ảnh như sau: Và cứ mỗi lần giới thiệu oshin qua chủ mới, các "cò" lại kiếm hoa hồng từ tay gia chủ, còn các cô vài ngày lại thấy xuất hiện ở "chợ", chờ đợi được các "má mì" sắp xếp cho một chỗ làm nhàn hạ và lương hậu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.