Hôm nay,  

Những Vườn Chè Cổ Thụ

17/04/200600:00:00(Xem: 5769)
Bạn,

Theo báo quốc nội, du khách trong nước đã quen thuộc về một thành phố Đà Lạt với những hồ, thác nước...thơ mộng. Nhưng sẽ rất thiếu sót nếu du khách chưa biết đến miền sinh thái với những đồi chè, trà cổ thụ bao la ở vùng Cầu Đất-Xuân Trường. Từ trung tâm thành phố đi về hướng Nam chừng hai mươi cây số trập trùng đèo dốc là đến Cầu Đất, Xuân Trường. Ở đây, cây chè đã cắm rễ đã hơn trăm năm. Báo Bình Định ghi nhận toàn cảnh về những vườn chè cổ thụ ở vùng này qua đoạn ký sự như sau.

Đến vùng Cầu Đất, phóng viên được anh Nguyễn Hữu Phước, nhân viên bộ của Công ty Cổ phần chè Cầu Đất, dẫn đi thăm một nương chè cổ vừa được khoanh vùng quy hoạch du lịch, bảo tồn nguồn gien. Anh Phước cho biết chè ở đây tuyền là giống chè Shan được người Pháp du nhập về "Sở chè Cầu Đất" từ những năm đầu của thế kỷ 20 Vùng chè cổ rộng hơn một ha, xuôi theo triền dốc dẫn xuống ven hồ nước Tăng Gia rộng lớn. Bên kia quả đồi là hồ nước Phát Chi có từ lâu đời. Phía sau nữa là Hang Dơi - nơi trú ngụ của những bầy dơi rừng, kích thích sự khám phá thiên nhiên của rất lớn lượng khách du lịch vào đây.

Bốn bề non non, nước nước bao bọc khoảng không gian khoáng đạt đến tận cùng. Ướm thân mình bên những hàng chè trăm tuổi, từng hàng từng hàng cao vút thân mốc lên vì thời gian mà vẫn chắc cành xanh lá, tôi dang cánh tay làm thước đo, ước tính đường kính thân cây hơn 0.5m vòm lá trung bình ở mỗi cây chè cổ thụ từ 2m đến 4m. Thời gian non một thế kỷ trôi qua đã phủ lên những lớp rêu mốc trắng bám dày từ gốc cây đến thân cành. Một màu rêu trắng phếch dưới tán lá ngát xanh, gợi bao điều liên tưởng về cõi nhân sinh...Cắn đôi một quả chè mọng nước, anh Phước bảo: "Uống chè xanh giống cổ này có tác dụng rất tốt cho việc ngăn ngừa các bệnh béo phì, gan, thận và thậm chí tránh được bệnh ung thư nữa..." Ở xứ chè Cầu Đất-Xuân Trường, nhiều chủ vườn đã thay thế giống chè mới để thích ứng với nhu cầu thị trường nhưng Công ty Chè Cầu Đất vẫn thủy chung giữ lại nguồn gien chè cổ trên vườn chè hơn 100 hecta để vừa sản xuất vừa phục vụ du khách đến thăm.

Bạn,

Cũng theo báo Bình Định, dẫu bị thu hẹp nhưng thị trường chè xanh nội tiêu và chè đen xuất cảng nhưng "hổ chết để da" chè Cầu Đất vẫn còn một bộ phận khách hàng truyền thống đặt mua lâu dài. Làm một bài toán cho thấy mỗi hecta chè cổ chăm sóc tốt vẫn thu được trên dưới 15 triệu đồng mỗi năm. Tính ra giá trị kinh tế hiện tại thấp hơn rất nhiều so với các giống chè cao sản mới, nhưng giá trị không thể tính bằng tiền là cái sự cổ! Người ta có thể dễ dàng thu về hàng trăm triệu đồng từ chè cao sản nhưng không thể gầy lại những nương chè cổ thụ một khi đã dứt lòng phá bỏ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.