Hôm nay,  

Gái Ăn Sương Hồi Hương

13/12/200300:00:00(Xem: 4912)
Bạn,
Những cô gái được nhắc đến trong lá thư này vốn làø những cô sơn nữ hiền lành, những cô thôn nữ thuần phác, chỉ vì miếng cơm manh áo đã phải đi làm cái "nghề gái mại dâm" này. Trải qua đắng cay, cam chịu, sự trớ trêu của số phận, cùng những nỗi khổ cực của nghề mà họ đã mang. Sau một thời gian, tàn mạt, ở nhà hàng, khách sạn họ bị vứt ra lề đường. Đa số những người trong số họ sống một cách buông thả tự đánh mất mình. Nhưng cũng có không ít người đi về quê với mong muốn làm lại cuộc đời. Báo GDTĐ kể như sau.
"Sống như tu, ở như tù, về chúng nó bảo ngu." Liên mở đầu tâm sự với phóng viên như vậy ở trong một khu nhà trọ trên đường Láng (Hà Nội). Cũng như bao nhiêu người con gái cùng cảnh ngộ. Liên phải đi làm cái nghề "bán trôn nuôi miệng" đã gần chục nịm nay. Ban đầu, khi mới vào nghề, còn nhan sắc, Liên được các chủ nhà hàng, khách sạn nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa, chiều chuộng hết mực, bởi mỗi khi có bóng dáng Liên xuất hiện, khách mọi nơi tìm đến nườm nượp. Đa phần những người đến với Liên đều là các VIP nhiều tiền thích của lạ nên tìm Liên để được chiêm ngưỡng vẻ đẹp "man dại của núi rừng" (lời của khách làng chơi).
Cứ thế Liên lăn lóc, vật vạ, "sống trong cảnh làm vợ khắp người ta". Sau một thời gian "chinh chiến" với nghề, từ một cô gái xinh đẹp vào loại có tiếng, Liên xuống "mã" một cánh nhanh chóng. Các "ba, má" chủ nhà hàng, khách sạn đã đẩy Liên ra ngoài đường và tìm người khác "thế chỗ".

Quy luật đào thải ấy đã đẩy Liên ra đứng đường tiếp tục làm nghề "ăn sương, hứng gió - chiều tình kẻ cô đơn". Tuy là một gái làng chơi, nhưng trong sâu thẳm tận đáy lòng, Liên luôn có một ý nghĩ, làm thế nào đó, gom góp, tiết kiệm, dắt lưng một chút vốn kha khá về quê kiếm tìm một điều gì khác để thay đổi số phận. Do có ước muốn cháy bỏng đó, Liên đã tìm đường trở về quê mẹ nhờ vào lòng tốt của một khách làng chơi. Sau khi biết ý định của Liên, ông ta đã cho Liên trở về quê, xây dựng một cuộc sống mới. "Đám bạn cùng nghề bảo: Mày điên rồi, về quê được dăm bữa, nửa tháng mày không chịu được điều ong tiếng ve, mày lại lên đây với bọn tao thôi". "Không nhất định em phải về, chứ ở đây cuộc sống của em hoàn toàn rơi vào bế tắc, cách duy nhất cứu thoát em là về quê ở đó em còn một mẹ già, và đám em nhỏ dại" , Liên đã nói với phóng viên như vậy.
Bạn,
Cũng theo báo quốc nội, hầu hết các cô gái, sau một thời gian làm nghề "buôn phấn bán hương" khi trở về quê đều có mong muốn làm sao rũ bỏ được hết quá khứ không mấy trong sạch của mình. Họ cũng bình thường như bao người phụ nữ khác, đều có mong muốn, khát khao cháy bỏng là được làm vợ, làm mẹ. Có rất nhiều những người đã tìm thấy niềm vui nơi họ sinh ra và lớn lên sau một thời gian dài xa cách, để đi làm cái nghề không mấy thiện cảm trong con mắt người.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.