Hôm nay,  

Gái Ăn Sương Hồi Hương

13/12/200300:00:00(Xem: 4913)
Bạn,
Những cô gái được nhắc đến trong lá thư này vốn làø những cô sơn nữ hiền lành, những cô thôn nữ thuần phác, chỉ vì miếng cơm manh áo đã phải đi làm cái "nghề gái mại dâm" này. Trải qua đắng cay, cam chịu, sự trớ trêu của số phận, cùng những nỗi khổ cực của nghề mà họ đã mang. Sau một thời gian, tàn mạt, ở nhà hàng, khách sạn họ bị vứt ra lề đường. Đa số những người trong số họ sống một cách buông thả tự đánh mất mình. Nhưng cũng có không ít người đi về quê với mong muốn làm lại cuộc đời. Báo GDTĐ kể như sau.
"Sống như tu, ở như tù, về chúng nó bảo ngu." Liên mở đầu tâm sự với phóng viên như vậy ở trong một khu nhà trọ trên đường Láng (Hà Nội). Cũng như bao nhiêu người con gái cùng cảnh ngộ. Liên phải đi làm cái nghề "bán trôn nuôi miệng" đã gần chục nịm nay. Ban đầu, khi mới vào nghề, còn nhan sắc, Liên được các chủ nhà hàng, khách sạn nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa, chiều chuộng hết mực, bởi mỗi khi có bóng dáng Liên xuất hiện, khách mọi nơi tìm đến nườm nượp. Đa phần những người đến với Liên đều là các VIP nhiều tiền thích của lạ nên tìm Liên để được chiêm ngưỡng vẻ đẹp "man dại của núi rừng" (lời của khách làng chơi).
Cứ thế Liên lăn lóc, vật vạ, "sống trong cảnh làm vợ khắp người ta". Sau một thời gian "chinh chiến" với nghề, từ một cô gái xinh đẹp vào loại có tiếng, Liên xuống "mã" một cánh nhanh chóng. Các "ba, má" chủ nhà hàng, khách sạn đã đẩy Liên ra ngoài đường và tìm người khác "thế chỗ".

Quy luật đào thải ấy đã đẩy Liên ra đứng đường tiếp tục làm nghề "ăn sương, hứng gió - chiều tình kẻ cô đơn". Tuy là một gái làng chơi, nhưng trong sâu thẳm tận đáy lòng, Liên luôn có một ý nghĩ, làm thế nào đó, gom góp, tiết kiệm, dắt lưng một chút vốn kha khá về quê kiếm tìm một điều gì khác để thay đổi số phận. Do có ước muốn cháy bỏng đó, Liên đã tìm đường trở về quê mẹ nhờ vào lòng tốt của một khách làng chơi. Sau khi biết ý định của Liên, ông ta đã cho Liên trở về quê, xây dựng một cuộc sống mới. "Đám bạn cùng nghề bảo: Mày điên rồi, về quê được dăm bữa, nửa tháng mày không chịu được điều ong tiếng ve, mày lại lên đây với bọn tao thôi". "Không nhất định em phải về, chứ ở đây cuộc sống của em hoàn toàn rơi vào bế tắc, cách duy nhất cứu thoát em là về quê ở đó em còn một mẹ già, và đám em nhỏ dại" , Liên đã nói với phóng viên như vậy.
Bạn,
Cũng theo báo quốc nội, hầu hết các cô gái, sau một thời gian làm nghề "buôn phấn bán hương" khi trở về quê đều có mong muốn làm sao rũ bỏ được hết quá khứ không mấy trong sạch của mình. Họ cũng bình thường như bao người phụ nữ khác, đều có mong muốn, khát khao cháy bỏng là được làm vợ, làm mẹ. Có rất nhiều những người đã tìm thấy niềm vui nơi họ sinh ra và lớn lên sau một thời gian dài xa cách, để đi làm cái nghề không mấy thiện cảm trong con mắt người.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.