Hôm nay,  

Giao Tiếp Giữa Tây Và Vn

26/03/200200:00:00(Xem: 4163)
Bạn,
Theo báo Kinh Tế Sài Gòn, nhiều nhà đầu tư nước ngoài khi làm ăn tại Việt Nam đã lúng túng trong giao tế với các hãng VN và công nhân Việt trong các công ty liên doanh. Nhiều doanh gia ngoại quốc đã bị "cú sốc văn hóa" do không hiểu được cung cách ứng xử của người Việt. Một phóng viên báo Kinh Tế Sài Gòn đã ghi lại một số trường hợp như sau.

Trong giao tế, một cái vỗ vai thân tình đối với người Việt đôi khi có thể bị hiểu lầm hoặc bị coi là không tốt trong con mắt người phương Tây. Những quan niệm khác biệt trong cung cách ứng xử của mỗi dân tộc có gốc rễ từ truyền thống văn hóa đó nhiều khi lại trở thành một thứ rào cản trong giao tiếp kinh doanh. Dưới đây là nhận xét của một số người nước ngoài sau một thời gian làm việc với người Việt. Cựu giám đốc phụ trách miền Bắc của công ty Proconco, Aime Devenyn không ít lần nổi cơn lôi đình khi công nhân cười trong lúc bị ông khiển trách. Đối với người phương Tây, đây là sự nhạo báng không thể tha thứ. Ông phải mất khá lâu mới hiểu cái cười ấy là sự nhận lỗi. Ông nói: "Chúng tôi cười chỉ có 2 ý nghĩa là vui và buồn cười. Tôi không nhớ có ai cười vì buồn quá hay vì không đồng ý."

Người Việt Nam thường không nhìn thẳng vào mắt người đối thoại, cho thế là không lịch sự. Thế nhưng, người phương Tây lại hiểu là người Việt đang nói dối hay có gì giấu diếm, không cởi mở và thẳng thắn. Người Việt cũng hay nắm tay, vỗ hay khoác tay người cùng giới để tỏ tình thân mật. Tuy nhiên, người nước ngoài lại không quen và phải cố gắng chịu đựng thói quen này. Một nhà ngoại giao phương Tây mới đến Hà Nội đã kinh ngạc khi thấy một vị thứ trưởng gọi mình bằng tên, không phải bằng họ như thông tục của người phương Tây. Có câu chuyện truyền tụng khá phổ biến trong cộng đồng người nước ngoài ở Hà Nội rằng người VN nói có nghĩa là có thể, nói có thể nghĩa là không. Còn nếu nói không thì không còn là người Việt nữa. Trong khi người phương Tây nói rõ ràng những ý nghĩ của họ thì người VN thường dùng ẩn ý. Cái kiểu nói nửa chừng để người đối thoại tự hiểu khiến người phương Tây rất vất vả khi làm việc với người Việt. Anh Alain F., một người Pháp biết tiếng Việt và ở VN lâu năm, không bao giờ hỏi câu khẳng định có hay không. Vì "90% người Việt sẽ nói có vì lịch sự. Ý quan trọng nhất thường nằm sau từ nhưng hay có lẽ. Đã có trường hợp một quan chức Liên Âu (EU) rất yên tâm ra về với bản ghi nhớ trong tay rằng phía VN đồng ý hoàn toàn những đề xuất của ông. Nhưng rồi ông đã thất vọng và không hiểu nổi khi vài tháng sau vẫn không thấy dự án có chuyển động gì và được giải thích là sự "đồng ý về mặt nguyên tắc" còn thực hiện cụ thể phải chờ có một cuộc bàn bạc hoàn toàn khác. Hiếm người nước ngoài có thể biết ngay cuộc đàm phán kinh doanh bị thất bại như anh Alain F. khi nghe đoàn nước ngoài than thở rằng phía VN không hiểu gì và họ phải trình bày đến cả những kiến thức cơ bản về kinh tế. Thực ra, đó là một kiểu ra dấu để bộc lộ sự không tán đồng từ phía VN mà những người này không đoán được.

Bạn,
Cũng theo KTSG, giống như nhiều người nước ngoài làm việc ở VN, thời gian đầu, anh chàng Alain F., định bỏ về nhiều lần vì không thể hiểu nổi đối tác của mình. Sau nhờ đọc một cuốn sách về văn hóa phương Đông, anh mới dần dần hiểu người Việt Nam. Anh chàng Tây này ví von: "Ở Việt Nam như đi dọc một hành lang không có điểm kết thúc, cứ mở hết cánh cửa này đến cánh cửa khác."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.