Hôm nay,  

Chủ Bớt Xén Lương Thợ

17/04/200300:00:00(Xem: 5432)
Bạn,
Theo báo Người Lao Động, Sài Gòn và hai tỉnh Bình Dương và Đồng Nai, vẫn thường xảy ra nhiều cuộc đình công tập thể. Một trong những nguyên nhân của hiện trạng này là các chủ nhân đã dùng nhiều thủ thuật để cắt xén lương thợ, bóc lột sức lao động của công nhân dưới nhiều hình thức. Báo NLĐ đã ghi lại một số trường hợp như sau.
Tại nhiều doanh nghiệp, thực tế cho thấy cách tính trả lương làm thêm vào ngày lễ, ngày nghỉ đang bị áp dụng tùy tiện. Công nhân Công ty Fukurawa (quận 7 - SG) cho biết, vào ngày lễ cũng phải làm việc nhưng công ty chỉ trả lương như ngày thường và cho nghỉ bù vào lúc không có hàng hoặc cộng thêm ngày nghỉ vào dịp tết. Còn tại Công ty Kwangyu Vina, công nhân làm thêm ngày chủ nhật bị cấn trừ vào những ngày cúp điện, không được trả phần chênh lệch theo quy định. Ở Công ty Tùng Lộc (quận 12 - SG), công nhân phải làm 12 giờ vào chủ nhật, ngày lễ nhưng 4 giờ làm thêm vào những ngày này chưa bao giờ được trả lương cao hơn tiền lương của 8 giờ làm việc tiêu chuẩn. Đây là tình trạng làm thêm 1 mà trong thực tế doanh nghiệp thường đánh đồng chứ không phân khúc để trả lương cho người lao động. Thậm chí có hãng buộc công nhân làm thông tầm 24/24 giờ vào ngày nghỉ, ngày lễ nhưng không trả lương làm thêm.

Chị Lê Thanh Hoàng Trang cho biết, chị được nhận vào làm y tá cho một xí nghiệp may tại quận 7 - SG. Do công nhân tăng ca nên ngày nào chị cũng phải ở lại làm thêm 2 giờ nhưng không được trả thêm lương. Một hôm, chị không chịu làm thêm và ra về lúc 17 giờ 20. Hôm sau chị bị cho nghỉ việc với lý do không chịu tăng ca. Chị Trang nói: Tôi muốn mọi chuyện phải rõ ràng, nhưng xí nghiệp lại lập lờ, nếu không nói là chèn ép người lao động. Anh Từ Vĩnh Hoàng, công nhân Công ty Magnicon, làm việc từ năm 1992 với mức lương cơ bản là 682 ngàn đồng, phụ cấp là 273 ngàn 900 đồng. Hàng năm công ty đều tăng lương cho anh 3% nhưng không cộng vào lương cơ bản. Khi tăng ca, công ty chỉ tính trên mức lương cơ bản cố định và cho thêm 1 ngàn đồng tiền cơm mỗi giờ tăng ca. Ở Công ty Vạn Lợi (huyện Bình Chánh - SG), công nhân hưởng lương sản phẩm nhưng hợp đồng lao động lại ghi tiền lương thời gian, chỉ bằng 1/3 lương sản phẩm. Khi tăng ca, công ty trả theo lương thời gian nên công nhân bị thiệt thòi. Ngoài ra, khi công nhân ca chiều tăng ca đến 1 giờ sáng hôm sau vẫn chỉ được trả lương như khi tăng ca vào ban ngày.
Bạn,
Báo Người Lao Động tiếp: Gần đây, khi tăng ca trở thành bệnh mãn tính thì thuật ngữ giãn ca xuất hiện. Đó là tình trạng hãng đặt ra định mức lao động quá cao, người lao động không đạt định mức, phải kéo giãn thời gian làm việc mà không được trả lương làm thêm. Tại Công ty Phúc Yên, khi có đơn hàng mới, công ty khoán cho từng tổ. Nhiều tổ trưởng muốn đạt thành tích cao để được thưởng nên nhận số lượng lớn. Thợ phải nai lưng làm việc từ 10 giờ đến 12 giờ mỗi ngày nhưng không được tính phụ trội. Đáng nói là hiện nay, nhiều doang nghiệp trả lương sản phẩm viện dẫn cạnh tranh giá cả gia công nên quy định đơn giá tiền lương rất thấp. Công nhân muốn có thu nhập đủ sống phải kéo dài thời gian làm việc. Định mức cao, đơn giá thấp là hai mặt cấu thành của tình trạng giãn ca. Thực chất, đó chính là cách bóc lột sức lao động, ăn gian tiền lương người lao động một cách tinh vi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bản tin báo Thanh Niên ghi rằng vào sáng ngày 15.2-2019, khi trao đổi với phóng viên Báo Thanh Niên, PGS-TS Trần Hoàng Hải, Phó hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Luật TP.SG, thông tin cấu trúc đề thi bài kiểm tra năng lực năm nay sẽ giống với năm 2018. Theo đó, bài thi sẽ gồm 100 câu trắc nghiệm, thời gian làm bài 75 phút trên giấy, thang điểm 30.
Ngày Lễ Tình Nhân tưng bừng khắp các nhà nghỉ... Có phải các cặp tình nhân rủ nhau vào nhà nghỉ để mời nhau uống trà và ngâm thơ? Bởi vậy, mới có nhiều thai nhi bị khước từ vì ba mẹ lỡ lầm.
Vậy là xóa bỏ quy định nữ sinh viên thi vào sư phạm cần chiều cao ít nhất 1,50 m trở lên... Vậy là, các cô thấp hơn vẫn có quyền xin thi tuyển sư phạm.
Tưng bừng đi chùa... Ngôi chùa được nói sẽ là ngôi chùa lớn nhất thế giới... Báo Dân Trí kể: Hàng nghìn người đổ về ngôi chùa chưa xây xong ở Hà Nam... Tuy công trình chưa được xây dựng xong, công trường còn ngổn ngang nhưng người dân vẫn ùn ùn kéo về chùa Tam Chúc huộc huyện Kim Bảng (Hà Nam) để thăm quan, du xuân.
Vậy là xóa lằn ranh Nam-Bắc, trước và sau 1975, nhạc đỏ và nhạc vàng… trong tương lai gần.
Tết vui tưng bừng... tuy nhiên, có rất nhiều màn đi quá đà, như nhậu, hát, kẹt xe, tai nạn xe... Bản tin TTXVN kể: Ngày 10/2 (tức mùng 6 Tết), dòng người từ các tỉnh miền Tây, miền Trung bắt đầu trở lại TP SG để làm việc và học tập khiến các tuyến đường vào cửa ngõ thành phố kẹt xe nghiêm trọng.
Nghề lái taxi đầy gian nan... trong thời đại công nghệ tiện lợi. Báo Dân Trí kể: Lãi “bốc hơi” hơn một nửa, Vinasun tiếp tục giảm trên 350 nhân viên năm 2018.
Trong khi các tiệm tạp hóa, chợ búa, siêu thị mở cửa sớm ngày xuân... nhiều người dân vẫn còn tưng bừng du lịch...
Vậy là tròn 230 năm Vua Quang Trung dẫn quân Tây Sơn đánh tan giặc phương Bắc.
Vẫn còn Tết... nhiều lễ hội vẫn còn tưng bừng, nhưng các siêu thị đã mở cửa trở lại ngày mùng 2 Tết.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.