Hôm nay,  

Bám Vỉa Hè Kiếm Sống

6/18/200600:00:00(View: 3666)

Bạn,

Theo báo quốc nội, hình ảnh những quán cà phê cóc mọc lên nhan nhản khắp vỉa hè giữa phố phường Sài Gòn, được trang bị bằng vài cái bàn ghẻ, dăm ba chiếc ghế nhựa sứt tai gãy gọng, chẳng mấy xa lạ với cư dân thành phố. Mỗi con đường ít nhất cũng có vài ba quán cà phê cóc như thế. Và trong số những người bán ở các quán này,  có những người là dân tạm cư, rời quê nghèo, họ khăn gói lên thành phố lăn lộn mưu sinh bằng quán cà phê cóc vỉa hè. Để trụ lại sống được trên thành phố, việc bám sống bám chết lấy vỉa hè của họ đầy cơ cực gian nan như ghi nhận của báo Sài Gòn Tiếp Thị qua đoạn ký sự như sau.

Tại Sài Gòn, đầu tư cho cà phê vỉa hè vốn liếng ban đầu là cái giỏ xách có ký cà phê rang, vài phin lọc, hộp sữa, mớ đường, bình thuỷ, lố ly thuỷ tinh, thùng đá, dăm ba chiếc ghế xúp nhựa rồi kiếm một không gian góc phố nào đó cắm chốt đại. Ai đuổi đến đâu chạy đến đó, chạy đến khi nào hết bị đuổi thì tính chuyện đầu tư thêm cơ sở hạ tầng cho quán cóc. Chị Thuỷ, quê Long Hồ, Vĩnh Long kể về những ngày đầu vào nghề của mình như thế. Tính đến nay, chị Thuỷ đã có thâm niên hơn 12 năm sống bằng nghề bán cà phê gắn với vỉa hè ở phường 14 quận 3, trên đường Lê Văn Sỹ. 4 giờ sáng, chị Thuỷ đã mở cửa đón khách đến tận 8-9 giờ tối mới dọn hàng nghỉ, ngày nào cũng như ngày nấy. Gặp trưa nắng, không khách thì che chắn toàn thân bằng găng tay, khẩu trang, nón lá ngồi ghế dựa đầu ngủ vật vờ, ăn uống linh tinh tạm bợ cho qua ngày. Trời mưa phủ bạt che chắn tủ cà phê, ngồi đụt mưa dưới hiên những người hàng xóm tốt bụng. Cứ thế, sống với nghề hết năm này tháng khác, lễ tết cũng bán, chỉ về quê thăm nội ngoại một hai ngày lại quay lên Sài Gòn bám riết tủ cà phê vỉa hè,  mớ đồ nghề sinh sống của cả gia đình 4 miệng ăn.

Có được chỗ bán ổn định, lượng khách đều đặn là mơ ước của không ít người theo nghề mở cà phê bám vỉa hè. Nhưng số đông những quán cóc vẫn ngày ngày mọc lên, chỉ còn số rất ít trụ lại được với vỉa hè. Tất cả các quán vỉa hè đều lấn chiếm lòng lề đường. Lâu lâu xe của phường hay cảnh sát giao thông đi hốt mấy quán vỉa hè là chuyện chẳng xa lạ với những người theo nghề bám vỉa hè. Những lúc như vậy, thường quán cũng đều được người dân  báo trước khi xe trật tự đến, chỉ lo mà chạy cái vốn lớn nhất của quán là cái tủ hoặc giỏ đựng đồ nghề, sau mới đến bàn ghế, hôm nào chậm chân thì mất vài cái bàn, đôi ba cái ghế. 

Bạn,

Cũng theo báo SGTT, dân bán vỉa hè cũng thường gặp phải những cạnh tranh gay gắt từ những đối thủ không tên tuổi khác. Như quán chị Thủy trên đường Lê Văn Sỹ, kế đó cũng vài quán vỉa hè ra cạnh tranh, nhưng do đã quá thâm niên trong nghề, những khách hàng của quán đã trở nên quen thuộc, nên chị Thuỷ vẫn trụ lại được với nghề, trong khi những quán cạnh đó cứ thay nhau dẹp tiệm, đổi chủ. Cả gia đình hai vợ chồng hai đứa con sống chính nhờ vào quán vỉa hè, tiền cho hai con ăn học, tiền cơm nước, thuê nhà, các chi phí đều từ quán vỉa hè mà ra.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Theo báo cáo mới nhất về chỉ số niềm tin người tiêu dùng (NTD) của Nielsen, công ty thông tin và đo lường toàn cầu, niềm tin của NTD Việt tiếp tục đạt vị trí cao trong quý 1/2016
Anh là ai, và ước muốn làm gì cho đồng bào mình? Anh Trần Huỳnh Duy Thức là người chông cường quyền, bị án nặng nhất trong thập niên qua, và anh yêu thương dân tộc mình thiêt tha.
Nhà nước CSVN có biệt tài đi trước đón đầu... Trong khi thế giới thắc mắc về tình hình nhân quyền VN, Đảng CSVN suy nghĩ nát óc về độc chiêu: dàn trận cởi mở đồng tính...
Có phải Sài Gòn đang tụt hậu? Nếu so với cả nước, câu trả lời là không phải. Nếu so với các thành phố trong khu vực, câu trả lời là đúng vậy.
Hãy hình dung rằng bạn sống kế bên nhà máy sản xuất xi măng, sẽ thấy bụi xi măng phủ trắng ruộng lúa, cỡ một năm sau khi nhà máy hoạt động, nông dân phaỉ bỏ lúa và rủ nhau bệnh dài dài...
Chuyện xảy ra giữa Hà Nội, nơi cả guồng máy công quyền chỉ giỏi đàn áp dân, nhưng bê tha tới mức rác khắp nơi vẫn không chịu dọn…
Tổng Bí Thư CSVN Nguyễn Phú Trọng còn có bí danh là Trọng Lú, có vẻ như đã bị một báo trong nước khêu nhẹ, khi bàn chuyện cá chết...
Hình như đạo đức đã biến mất trong xã hội đời thường? Có vẻ như người ta không tử tế với nhau, thậm chí cũng chẳng biết trân trọng các trẻ em chưa bước vào đời.
Bản tin nói, có 29,1% trẻ TP SG mắc hen suyễn, tổ chức y tế ISSAC chuyên nghiên cứu về hen suyễn và dị ứng ở trẻ em trên toàn cầu đánh giá đây là khu vực mắc bệnh hàng đầu châu Á.
“Giám đốc sở Y tế Quảng Ngãi khuyến cáo người dân không nên hoang mang trước thông tin phát hiện một số hạt nghi là nhựa giống hạt gạo lẫn trong gạo khi một người dân mua về dùng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.