Hôm nay,  

Lay Lắt Đời Tạm Cư

21/07/200600:00:00(Xem: 2252)

Bạn,

Theo báo quốc nội, tính từ năm 1998 đến nay, thành phố Sài Gòn đã tiến hành giải tỏa nhiều khu cư dân để lấy đất xây dựng các công trình của hơn 700 dự án, làm ảnh hưởng đến hơn 102 ngàn 900 gia đình cư dân. Trong số này, có 17 ngàn 178 gia đình yêu cầu được bố trí tái định cư, nhưng thành phố mới bố trí được hơn 8 ngàn 500 gia đình, số còn lại phải ở những khu nhà tạm cư. Từ năm này qua năm khác, cuộc đời của những cư dân tạm cứ "treo" lửng lơ theo những dự án tái định cư không biết bao giờ mới hoàn tất. Báo Thanh Niên ghi nhận thực trạng này như sau.

Tại khu tạm cư Cù Lao Chà (phường 17, quận Bình Thạnh), bà Vương Thị Tiều 65 tuổi tiếp khách trong căn phòng nhỏ là nơi trú ngụ của sáu người trong gia đình bà. Bà bắt đầu bằng câu chuyện "sống tạm cư chờ lên chung cư" từ cách đây 9 năm. Năm 1998, đang sống yên ổn tại căn nhà số 51/84 đường Tôn Thọ Tường (tên đường trước năm 1975, nay là đường Phan Văn Hân), đột nhiên bà Tiều cùng hàng trăm gia đình cư dân cùng khu vực được lệnh chuyển chỗ ở để lấy đất giải tỏa mặt bằng, xây dựng chung cư. Những người như bà Tiều được quận và nhà đầu tư "di dời" đến khu nhà tạm cư sát bên khu quy hoạch với lời hứa, trong vòng hai năm tới (năm 2000) sẽ có nhà chung cư khang trang, sạch sẽ để ở. Nhưng đến nay đã gần 9 năm, dự án xây dựng chung cư Cù Lao Chà vẫn chưa thể hoàn thành.

Anh Nguyễn Ngọc Tiến (tạm trú phòng 14 dãy nhà tạm cư) kể, ban đầu khu tạm cư chỉ là 2 dãy nhà ọp ẹp, gồm 27 phòng lợp tôn sơ sài, nền nhà là những tấm đanh đúc nhấp nhô, tường nhà thì nhiều phòng nứt nham nhở, đến nỗi, từ phòng này có thể nhìn thấy cả phòng bên cạnh. Trời mưa là người dân phải sống chung với nước ngập, còn gió lớn thì tốc mái tôn phải sống chung với gió trời.  Khi khu tái định cư này ngập nước, người dân có ý kiến lên quận thì Công ty phát triển nhà của quận cho tôn tạo lề đường lên cao để khỏi ngập. Nhưng đường cao mà nhà dân lại thấp nên nước vẫn cứ ngập. Vậy là người dân nào muốn hết ngập lại phải tự bỏ tiền túi ra để nâng cao nền nhà và trung bình mỗi gia đình phải tốn hơn 1 triệu đồng.

Tới khu Bình Hòa, phường 13, quận Bình Thạnh cũng bắt gặp những người dân phải sống vất vưởng trong những khu tái định cư. Bà Trần Thị Kim Thu (trước đây sinh sống tại căn nhà 467/57 Nơ Trang Long, phường 13) cho xem những tấm hình trong những ngày đầu chuyển sang nơi ở mới. Đó là một dãy phòng trọ được dựng lên ngay một bãi đất trống, trũng mà theo lời bà Thu thì "hễ mưa xuống là nước ngập".

Bạn,

Cũng theo báo Thanh Niên, tại khu dân cư Bình Hòa, còn hàng  trăm gia đình khác cũng nằm trong diện đền bù giải tỏa, từng ngày sống trong những dãy nhà tạm bợ, bấp bênh với tâm trạng chờ đợi vô vọng. Và ngay sát bên cạnh đó là những công trường vắng lặng không bóng dáng một người công nhân.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.