Hôm nay,  

Nguy Cơ Tại 1 Khu Phố Cổ

10/09/200300:00:00(Xem: 4809)
Bạn,
Theo báo Kinh Tế-Đô Thị, 840 ngôi nhà cổ trong khu phố cổ Hà Nội hiện đang có nguy cơ bị sập bất cứ lúc nào. Các chủ nhân những ngôi nhà này đã nhiều lần làm đơn xin phép xây dựng lại để bảo tồn ngôi nhà của mình, thế nhưng các cơ quan chức năng thành phố HN đều từ chối. Báo quốc nội cho biết cách đây hơn 4 năm, UB thành phố Hà Nội đã ra quy định về quản lý xây dựng, bảo tồn và tôn tạo khu phố cổ Hà Nội, "người dân không được tự làm thiết kế mà phải do cơ quan tư vấn thiết kế chuyên trách có tư cách pháp nhân được phép hành nghề thực hiện; cũng không được tự ý chọn đơn vị thi công mà phải do đơn vị thi công có giấy phép hành nghề xây dựng tại khu phố cố thực hiện... và một loạt điều khác." Tuy nhiên, hơn 4 năm sau ngày quyết định kể trên ra đời, Ban Quản lý phố cổ Hà Nội thừa nhận: Chưa có cơ quan thiết kế, đơn vị thi công chuyên trách nào được cấp phép hoạt động trong khu vực này. Báo KTĐT ghi như sau.
Đến nay, Ban quản lý phố cổ HN chưa đưa ra được bất kỳ "phương án kiến trúc cho bất kỳ ngôi nhà nào kể cả bảo tồn nguyên trạng và bảo tồn từng phần." Vì vậy tất cả những hồ sơ xin phép xây dựng trong danh sách 840 nhà đều nhận được lời từ chối theo mẫu có sẵn, như gia đình ông Đẩu ở số 4 Lương Ngọc Quyến nhận được. Nhà ông bà Đẩu nằm ngay góc ngã tư Lương Ngọc Quyến - Nguyễn Hữu Huân (P.Hàng Buồm, Q.Hoàn Kiếm, TP Hà Nội), một vị trí thuận lợi cho việc buôn bán nhưng từ 3 năm nay ông bà Đẩu phải dẹp bỏ cửa hàng, chỉ dám kê một cái bàn tre tận ngoài mép đường để bán trà chén vì lo sợ cho tính mạng của khách hàng, bởi ngôi nhà có thể sập bất cứ lúc nào. Tiếp phóng viên, bà Đẩu ngồi bệt trên nền nhà, giữa ngổn ngang nồi xoong, xô chậu và những vũng nước mưa lép nhép. Gương mặt người phụ nữ 54 tuổi này còn nguyên vẻ mệt mỏi, lo sợ mỗi lần ngồi trong chính ngôi nhà của mình.

Theo ông Đẩu, ngôi nhà dựng cách đây gần 100 năm. Vốn là ngôi nhà lợp ngói, nửa trên vách gỗ, nửa dưới xây gạch. Ông Đẩu không biết được xếp vào danh sách 840 ngôi nhà cổ cần được bảo tồn của thành phố. "Có lẽ do nó xập xệ và cũ nát quá cũng nên", ông Đẩu kết luận. Và nỗi khổ của gia đình ông cũng bắt đầu từ bản "danh sách cổ" đó. Trong nhà những thanh xà gồ đã gãy, mái ngói sụt từng mảng, những vệt nứt dài chạy loằng ngoằng khắp chân trắng. Bà Đẩu chưa hết kinh hoàng kể cho phóng viên nghe về những đêm mưa gió cả nhà 5 người không biết đứng đâu, ngồi đâu; trong nhà với ngoài trời là một. Mỗi mùa mưa bão đến, nhà ông Đẩu lại được xếp vào diện nhà đặc biệt nguy hiểm với phương án cứu hộ đặc biệt. Tuy nhiên, hồ sơ xin xây nhà ngày 28/2/2003 của ông lại vừa bị trả lại cũng với lý do trên.
Bạn,
Báo này dẫn chứng thêm 2 trường hợp: Bà Phương Hiếu Hạnh ở số 42 Hàng Điếu (phường Cửa Đông) cũng nằm trong hoàn cảnh tương tự. Cứ lâu lâu lại thấy vài anh, chị đi ngang qua nhà đứng chỉ chỏ gì đó mà chưa bao giờ vào nhà. Theo lời bà Hạnh thì ngôi nhà này được xây vào khoảng từ năm 1944 - 1946. Bà Sáng ở số 15 Hàng Cá (Phường Hàng Đào) thì bật khóc nức nở khi phóng viên hỏi về đống gạch ngói, gỗ vứt ngổn ngang dưới nền nhà, bà than: "Tôi khổ tâm lắm, nhà 6 người lớn với một lũ trẻ con mà chỉ có hơn 30m2 chui ra chui vào, mùa mưa cả nhà phải đi sơ tán; thế mà 3 năm qua, năm lần bảy lượt đi xin phép lúc nào họ cũng bảo đợi, chẳng biết đợi cái gì và đợi đến khi nào".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.