Hôm nay,  

Trộm Tác Quyền Âm Nhạc

29/05/200300:00:00(Xem: 4653)
Bạn,
Theo báo Tuổi Trẻ, việc trả tiền tác quyền biểu diễn tại các sân khấy ca nhạc là vấn đề lâu nay bị quên lãng ngay tại Sài Gòn. Trước đây, khoảng 15 năm, Sở Văn hóa Thông tin CSVN Sài Gòn từng ra văn bản đề nghị các sân khấu ca nhạc có doanh thu phải trả tác quyền cho nhạc sĩ. Và tất cả các sân khấu thời ấy, không nhiều lắm, đã trích một phần nhỏ kinh phí trả cho các nhạc sĩ thông qua Sở Văn hóa Thông tin. Tuy số tiền không lớn lắm, nhưng mỗi nhạc sĩ cũng nhận được khá nhiều tiền từ nhạc phẩm của họ. Được một thời gian, văn bản này bị bãi bỏ vì không đúng chức năng. Và từ đó đến nay, tác giả không còn nhận được tác quyền từ các sân khấu kinh doanh ca nhạc nữa. Trình bày về hiện trạng này, báo Tuổi Trẻ viết như sau.
Ai cũng biết số tiền thu từ các chương trình ca nhạc không nhỏ. Có sân khấu hàng năm thu vài tỉ đồng. Có chương trình thu hàng trăm triệu đồng trong vài buổi diễn. Tất nhiên mỗi sân khấu, mỗi chương trình đều có sự đóng góp của nhiều người, nhưng không thể phủ nhận sự đóng góp của các tác giả là quan trọng, nếu không muốn nói đóng vai trò quyết định. Bà Thu Dung, giám đốc Trung tâm Băng nhạc Rạng Đông, nhấn mạnh: Tất cả các tác phẩm sử dụng trong các chương trình "Ấn tượng Sài Gòn" đều được trả tác quyền biểu diễn và thu hình, bởi vì theo bà, có chương trình trả biểu diễn cho nhạc sĩ lại lờ đi tác quyền thu hình cũng bài hát đó. Có nhạc sĩ từng than: "Chương trình hát nhiều bài của mình mà đến vé vào cửa mình cũng không có". Nhạc sĩ trẻ Quốc An, một trong những nhạc sĩ sáng tác khá mạnh hiện nay, than thở: Mình sống bằng nghề sáng tác, mình viết, ca sĩ hát. Ca sĩ hát và lĩnh tiền đều đều mỗi khi hát.Còn mình chỉ lĩnh có 500 ngàn đồng rồi thôi. Sống làm sao đây "". Ca sĩ Ngọc Tân từng làm một cử chỉ đẹp cho nhạc sĩ bằng một vé vào cửa. Theo anh: Làm như vậy mới phải đạo với người sáng tác.

Theo nghị định 61 về chế độ nhuận bút cho thể loại âm nhạc khi biểu diễn, bên sử dụng tác phẩm trích 15-21% doanh thu để trả nhuận bút cho biên kịch, nhạc sĩ chuyển thể, họa sĩ theo thỏa thuận trong hợp đồng. Nghị định đã có song khi nhạc sĩ đến đòi tác quyền ở một sân khấu ngoài trời thì được trả lời: "Chờ hướng dẫn của sở Văn hóa Thông tin". Nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên, giám đốc trung tâm bảo hộ quyền tác giả VN chi nhánh TPSG, trực tiếp đến vài sân khấu đòi tiền bản quyền cũng được trả lời tương tự. Tại sao phải chờ" Có người lý giải là do tâm lý của cơ chế "xin cho". Dù đã có văn bản song cứ phải có cấp trên trực tiếp nói mới linh.
Bạn,
Báo TT cho biết: ở Hà Nội, nhạc sĩ Trương Ngọc Linh với tư cách phó giám đốc sở Văn hóa Thông tin đã làm một văn bản đòi tác quyền biểu diễn và nhiều nhạc sĩ đã nhận được tác quyền. Còn thành phố Sài Gòn chưa đòi được vì thiếu "cái văn bản không liên quan đến quản lý" đó.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.