Hôm nay,  

Cảnh Đời Ở 1 Xóm Chài

10/08/200300:00:00(Xem: 5203)
Bạn,
Những cư dân được nhắc đến trong lá thư này là những người làm ăn sinh sống trên thuyền tại 1 xóm chài ở Hà Nội. Ở cái "xóm chài" này, thuyền nào cũng có từ 4 đến 6 người, 2/3 là phụ nữ và trẻ em. Cư dân ở đây không cố định, khi có mùa màng, họ về quê gặt hái cấy cày, hết vụ lại lên thuyền đi về các bến sông để lấy hàng chuẩn bị cho Tết. Thuyền đi, thuyền ở được bố trí nhịp nhàng vừa giữ bến vừa giữ hàng chờ khách, mặc dù tự do buôn bán nhưng họ cũng có những luật lệ của người "cùng hội cùng thuyền". Báo Kinh Tế Đô Thị viết như sau.
Các chủ thuyền ở đây có thâm niên rất cao, gần như nối đời nọ đến đời kia. Những năm gần đây, nghề gốm sứ phát triển, họ chuyển hàng từ Quảng Ninh, Bát Tràng về bến rồi chờ khách đến bán buôn, bán lẻ và còn bao nhiêu đã có một đội quân cũng người trong làng thường xuyên chất hàng lên xe đạp chuyển vào Hà Nội bán. Sáng 7-8 giờ, họ chất hàng lên xe, chiều tối lại về thuyền nghỉ ngơi, ngày nhiều bù ngày ít cũng kiếm từ 15-20 ngàn đồng. Việc cư trú, đi lại trên sông nước biến động thất thường nên các mặt sinh hoạt đều rất khó khăn. Phường Tứ Liên là địa phương nơi họ neo đậu thuyền đã giúp họ một số mặt cần thiết trong đời sống hàng ngày.

Người phụ nữ đầu tiên ở "xóm chài" mà phóng viên gặp là chị Lê Thị Thanh, quê ở Đức Bác. Vợ chồng chị đã có gần 10 năm trên sông nước, hơn 7 năm ở bến sông Hồng này. Khi chúng tôi hỏi về tình hình làm ăn sinh sống trên thuyền, chị bộc bạch: "Quê chúng em ruộng cày ít, đất quay vòng quanh năm cũng chỉ đủ ăn 2 -3 tháng nên đành phải rời quê đi khắp nơi tìm việc, người thì đi làm thuê tự do, người đi đào vàng. Còn chúng tôi do cái nghề sông nước ngấm vào da thịt nên phải đầu tư sắm thuyền bè lấy kế sinh nhai". Bác Nguyễn Thị Tuyết gần 60 tuổi mà vẫn còn con nhỏ mới hơn 10 tuổi. Khi hỏi sao tuổi cao vậy mà còn đi thuyền cho vất vả, bác đăm chiêu nhìn ra sông thủng thẳng trả lời: "Quê tôi vùng đồi trọc, ruộng ít lắm. Ở nhà lấy gì mà ăn, từ khi chồng tôi già yếu nhường thuyền cho con rể và con gái, tôi phải theo các cháu để giúp việc cơm nước chứ đi thế này chẳng sung sướng gì""
Nghe bà Tuyết và một số bà con dân xóm chài tâm sự thì họ cũng rất muốn con cái được học hành tử tế nhưng "lực bất tòng tâm", lại luôn phải bám sông nước làm nghề kiếm sống thì việc các cháu được đi học quả là một khó khăn.
Bạn,
Báo quốc nội viết tiếp: Đi thăm hỏi một số gia đình ở xóm chài, phóng viên đều có chung một mối cảm thông, họ vì cuộc sống chứ chẳng mê mải gì với thuyền bè sông nước. Cứ nhìn cách sống, cách lầm lũi mưu sinh trên những con thuyền của bà con thì việc học hành của lớp cháu con là hãn hữu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.