Hôm nay,  

Thù Lao Ðóng Phim Ngoại

13/07/200300:00:00(Xem: 4945)
Bạn,
Do thiếu kinh nghiệm, diễn viên VN khi làm phim hãng ngoại thường chịu thiệt thòi về thù lao. Không chỉ nhận mức thù lao thấp, các diễn viên VN còn dễ bị ăn chặn tiền, đặc biệt với những phim có người Việt Nam làm đại diện cho nhà sản xuất tại VN. Báo Thể Thao Văn Hóa ghi nhận như sau.
Trong "Mùa hè chiều thẳng đứng", các nữ diễn viên Như Quỳnh, Lê Khanh diễn không thua kém Trần Nữ Yên Khê (Việt kiều Pháp, vợ của đạo diễn), nhưng cát-xê thì chênh lệch một trời một vực. Yên Khê được nhận 500 ngàn Mỹ kim, trong khi 2 diễn viên chính còn lại chỉ nhận vài nghìn Mỹ kim. Hiếm có diễn viên nào tự tin như Quang Hải khi tham gia phim Miền Nam Xa Xưa (Pháp). Anh được đề nghị chỉ có 80 Mỹ kim/ngày, nhưng đã dám "đòi" 600 Mỹ kim/ngày (năm 1994) và cuối cùng "thắng" với giá 450 Mỹ kim/ngày, được xem là mức cao nhất lúc bấy giờ dành cho một diễn viên Việt Nam. Trong sự tự tin "đòi" của Quang Hải, ngoài chuyện tiền còn có cả lòng tự trọng, đòi lại sự công bằng cho diễn viên Việt Nam. Thế nhưng, "sành" như Hải cũng vẫn bị ép như thường. Trong một phim khác hợp tác với Pháp, anh chỉ nhận được số tiền bằng đúng 1/3 thù lao ký với nhà sản xuất. "Người Mỹ trầm lặng" được bấm máy khá ồn ào tại VN với số lượng diễn viên nội địa tham gia khá lớn, trong đó có một vai chính dành cho Ðỗ Hải Yến. Nhiều người đặt ra câu hỏi, không thuần tuý chỉ là sự tò mò: Cát-xê của Hải Yến là bao nhiêu: 80 ngàn Mỹ kim, 120 ngàn Mỹ kim, 200 ngàn Mỹ kim" Vị hôn phu của Yến là Quang Hải tiết lộ đó là con số hàng trăm nghìn Mỹ kim, mức cát-xê khá cao. Tuy nhiên, thiếu chút nữa thì hai vợ chồng anh đã xách vali về nước, với 5 ngàn Mỹ kim tiền bồi thường cho hai tháng học tập và thử vai tại Úc. Chẳng là nhà sản xuất đã đưa ra mức cát-xê quá thấp, gần như là một sự ban ơn cho cô. Nếu không có Quang Hải đi cùng, Hải Yến có lẽ đã đặt bút ký vì choáng ngợp trước một êkíp làm phim đồ sộ. Tuy nhiên, với kinh nghiệm đã tham gia 6 bộ phim truyện hợp tác với nước ngoài, từng va vấp, bị ép giá không ít, Quang Hải cũng chẳng vừa, yêu cầu mức cát-xê cao gấp nhiều lần đề nghị của nhà sản xuất. Cuối cùng, nhờ sự can thiệp của đạo diễn Phillip Noyce, vai Phượng vẫn thuộc về Hải Yến với mức cát-xê phù hợp.

Diễn viên Ngọc Hiệp cho hay, chị từng nhận mức báo giá rất "bèo" từ vài đại diện VN cho các vai diễn khá nặng và cực, nên không thích phải thông qua người đại diện VN để ký hợp đồng. Va chạm vài lần, diễn viên Mạnh Cường tuyên bố: "Tôi không thích làm phim nước ngoài có người Việt nhúng tay vào (chuyện thương thảo cát-xê diễn viên). Ðáng lẽ họ phải tham gia vào việc hỗ trợ diễn viên, làm cho người nước ngoài tôn trọng diễn viên Việt Nam thì họ, ngược lại, họ còn ăn bớt". Hiện nay, Quang Hải và Hải Yến có lẽ là hai diễn viên trong nước đầu tiên có người đại diện (trong đó có đại diện về thương thảo cát-xê) tại Việt Nam và tại Mỹ. "Có người đại diện như thế quá thích rồi", diễn viên Chu Hùng nói. "Nhưng để xem đã, vì lâu lâu mới có lời mời đóng phim mà phải thuê đại diện cả năm thì cũng... ốm".
Bạn,
Báo này tiếp: "Nhà sản xuất thì ở đâu cũng là nhà sản xuất, họ mặc cả, cò kè như đi mua hàng ngoài chợ vậy", một nữ diễn viên có tiếng khẳng định. Vì không quen với kiểu cò kè này (nhiều nghệ sĩ VN vẫn vậy, nhất là các nữ nghệ sĩ, lại là người đã có chút tiếng tăm), khi gặp giá đưa ra quá bèo bọt, chị từ chối bằng cách thoái thác bận một phim khác.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.