Hôm nay,  

Sv Sư Phạm Lao Đao

06/06/200300:00:00(Xem: 4618)
Bạn,
Sư phạm là một trong những ngành học mà sinh viên yên tâm từ khi bước vào học đến khi ra trường, đi xin việc. Nhưng thực tế, ngành sư phạm ở VN trong những năm gần đây đầu ra không hứa hẹn thuận lợi nữa. Tìm một chỗ làm đã trở thành nỗi ám ảnh lớn đối với các thầy giáo, cô giáo tương lai. Báo Giáo Dục Thời Đại viết như sau.
Thi công chức là vấn đề nan giải đối với sinh viên sư phạm khi ra trường. Ở một số trường đại học, cao đẳng, đều tổ chức học và thi công chức cho SV trước khi tốt nghiệp, và ra trường điểm thi đó sẽ xét vào công chức... Tuy nhiên điều đó còn phụ thuộc vào phòng Giáo dục và sở Giáo dục ở từng địa phương. Rất nhiều tỉnh, thành số lượng người thi công chức rất đông trong khi nhu cầu tuyển giáo viên lại hạn chế. Không chỉ vậy một số tỉnh như: Vĩnh Phúc, Hà Nam, Thái Bình... 3 năm mới thi một lần. Ba năm chờ đợi thử hỏi "bầu nhiệt huyết" của thầy cô giáo mới ra trường có còn nguyên vẹn"
Có thi đỗ thì mới có việc làm ổn định, mới trở thành công chức, có lương, có phụ cấp... Có rất nhiều người tốt nghiệp đại học sư phạm, cao đẳng sư phạm không xin được việc, thi công chức mấy lần vẫn trượt. Mặt khác, có người thi công chức trượt hoặc chưa thi vẫn xin được việc làm, nhưng chỉ là đi dạy hợp đồng tính tiền theo tiết. Một sinh viên tốt nghiệp Đại học sư phạm Hà Nội nhưng tỉnh lại không tổ chức thi công chức ngành học đó, vậy là phải chọn giải pháp đi dạy hợp đồng 15 ngàn /1 giờ, một tuần có 3-5 giờ.

Sau 4 năm học vất vả, không lẽ chỉ vì thi công chức không được mà chịu thất nghiệp, mang tiếng nằm nhà ăn bám bố mẹ. Đi dạy hợp đồng với mức thu nhập trên dưới 300 ngàn đồng/1 tháng cũng không đủ cho sinh hoạt hàng ngày. Nhiều SV sư phạm mới tốt nghiệp gặp thất bại ở vòng thi công chức, lại "khăn gói quả mướp" lên các thành phố lớn tìm kiếm cơ hội. Và xin việc ở đây cũng khắc nghiệt và khó khăn. Để vào dạy ở các trường công lập tại các thành phố lớn là rất khó, muốn xin được bắt buộc phải có hộ khẩu ở thành phố đó và chính sách dành riêng cho SV ngoại tỉnh hầu như không có. Nếu muốn ở lại chỉ có duy nhất một cách lựa chọn: hoặc đi dạy hợp đồng hoặc chấp nhận làm tất cả các công việc khác như bán hàng, tiếp thị, gia sư... Nếu dạy hợp đồng ở các trường công lập thì số tiền cũng không hơn gì nơi quê nhà. Dạy ở trường dân lập thì tiền trả cao hơn, tuy nhiên để xin vào đây dạy là điều rất khó. Một số trường dân lập như trường LTT (Hà Nội) chẳng hạn, khâu tuyển giáo viên có vẻ dễ nhưng mức lương lại rất thấp, 400 ngàn đồng/tháng.
Bạn,
Báo quốc nội phân tích rằng sinh viên ngành Sư phạm không chỉ hy vọng được "đầu quân" vào một trường nào đó cho dù đó là trường công lập hay dân lập, họ phải lựa chọn làm rất nhiều công việc trái ngành để sống. Nghề gia sư được nhiều người lựa chọn với mức thu nhập trung bình 20 ngàn đồng/ 2 tiếng, ngoài ra còn làm nhiều công việc khác như: bán hàng, tiếp thị, nghiên cứu thị trường... Việc làm với mức thu nhập đủ sống đang là mối lo lớn nhất của sinh viên sư phạm mới tốt nghiệp. Với họ chờ đợi, đi làm hợp đồng hay làm trái ngành là cách lựa chọn duy nhất. Đây không chỉ là vấn đề của những người đã tốt nghiệp sư phạm mà ngay cả những người đang ngồi trên ghế nhà trường cũng lo sợ khi nghĩ đến ngày ra trường.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.