Hôm nay,  

Duyên Nợ Với Chim Trời

23/09/200300:00:00(Xem: 5126)
Bạn,
Theo báo Tiền Phong, tại xã Đào Mỹ, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, từ hơn 20 năm nay đã có một địa chỉ cho các loài cò, vạc đến cư ngụ sinh sống. Đó là vườn cò của gia đình ông Đặng Đình Quyển, một ông giáo làng cả đời tâm huyết với sự nghiệp trồng người và tự nhận mình như có duyên nợ với chim trời. Báo Tiền Phong kể như sau.
Đầu những năm 80, quanh vùng Đào Mỹ dân cư thưa thớt hoang sơ. Nhà ông giáo Quyển ở thôn Tân Phúc liền với một ngọn đồi thấp trồng bạch đàn. Trước thôn là khu đầm nước 7 mẫu với những rặng tre um tùm bao quanh. Không hiểu từ đâu mà cò vạc kéo nhau về đây sinh sống đông đến thế.
Nhưng rồi khu đầm nước được chia nhỏ cho các hộ dân. Họ chặt tre, phá bỏ cây cối ven bờ cải tạo thành đồng ruộng. Mất địa bàn cư trú, nhiều đàn cò đã táo tác bay dạt lên các khu đồi bạch đàn xung quanh, nhưng đến đâu chúng cũng bị săn đuổi. Tuy vậy, do thói quen nên chúng vẫn gắng bám trụ vùng đất này. Và chúng tìm được chỗ dung thân khi di tản lên đồi bạch đàn của ông Quyển. Là giáo viên từng đi nhiều nơi truyền thụ cho học sinh kiến thức về thiên nhiên môi trường, ông Quyển tự nhủ mình không thể làm ngơ khi đàn cò gặp nạn.

Đầu thập niên 90, người trong xã bắt đầu chuyển đổi đất vườn đồi từ trồng bạch đàn sang trồng vải thiều. Nhưng vì chim trời, ông quyết định sẽ bảo toàn nguyên trạng vườn cò, chỉ cho trồng xen vải ở những vùng đệm xung quanh khu vườn. "Mình sống đạm bạc thật đấy nhưng cũng chưa đến mức phải xua cò lấy đất làm ăn", ông giải thích. Với những tâm huyết của ông về bảo tồn đàn cò, năm 2001, ông đã được trao tặng giải thưởng về bảo vệ môi trường.
Ông giáo cho biết, vườn cò hiện có khoảng 5 ngàn -6 ngàn con với bốn loại: cò trắng và nâu, hai loại vạc. Vào mùa sinh sản (từ tháng 4 đến tháng 9), một số đàn phải di cư nơi khác vì không đủ chỗ làm tổ, nhưng vài tháng sau chúng lại tìm về Đào Mỹ. Đặc biệt vào mùa đông, các đàn cò về trú ngụ tại Đào Mỹ tăng đột biến. Trước đây, gia đình ông giáo trồng vải xen bạch đàn thì nay để giữ chân cò phải bỏ vải. Hai trăm gốc vải đầu tiên được chặt bỏ dành đất trồng tre, bạch đàn, keo để tạo thêm diện tích cho cò cư trú.
Bạn,
Cũng theo báo quốc nội, các chuyên viên về môi trường đã nhận định, vườn cò Đào Mỹ thực sự là nơi bảo tồn thiên nhiên quý hiếm cần được bảo vệ. Họ sẽ để giúp gia đình ông Quyển gìn giữ và phát triển khối tài sản độc đáo này, đồng thời nâng cấp vườn cò thành điểm nghiên cứu sinh thái của địa phương.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.