Hôm nay,  

Duyên Nợ Với Chim Trời

23/09/200300:00:00(Xem: 5124)
Bạn,
Theo báo Tiền Phong, tại xã Đào Mỹ, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, từ hơn 20 năm nay đã có một địa chỉ cho các loài cò, vạc đến cư ngụ sinh sống. Đó là vườn cò của gia đình ông Đặng Đình Quyển, một ông giáo làng cả đời tâm huyết với sự nghiệp trồng người và tự nhận mình như có duyên nợ với chim trời. Báo Tiền Phong kể như sau.
Đầu những năm 80, quanh vùng Đào Mỹ dân cư thưa thớt hoang sơ. Nhà ông giáo Quyển ở thôn Tân Phúc liền với một ngọn đồi thấp trồng bạch đàn. Trước thôn là khu đầm nước 7 mẫu với những rặng tre um tùm bao quanh. Không hiểu từ đâu mà cò vạc kéo nhau về đây sinh sống đông đến thế.
Nhưng rồi khu đầm nước được chia nhỏ cho các hộ dân. Họ chặt tre, phá bỏ cây cối ven bờ cải tạo thành đồng ruộng. Mất địa bàn cư trú, nhiều đàn cò đã táo tác bay dạt lên các khu đồi bạch đàn xung quanh, nhưng đến đâu chúng cũng bị săn đuổi. Tuy vậy, do thói quen nên chúng vẫn gắng bám trụ vùng đất này. Và chúng tìm được chỗ dung thân khi di tản lên đồi bạch đàn của ông Quyển. Là giáo viên từng đi nhiều nơi truyền thụ cho học sinh kiến thức về thiên nhiên môi trường, ông Quyển tự nhủ mình không thể làm ngơ khi đàn cò gặp nạn.

Đầu thập niên 90, người trong xã bắt đầu chuyển đổi đất vườn đồi từ trồng bạch đàn sang trồng vải thiều. Nhưng vì chim trời, ông quyết định sẽ bảo toàn nguyên trạng vườn cò, chỉ cho trồng xen vải ở những vùng đệm xung quanh khu vườn. "Mình sống đạm bạc thật đấy nhưng cũng chưa đến mức phải xua cò lấy đất làm ăn", ông giải thích. Với những tâm huyết của ông về bảo tồn đàn cò, năm 2001, ông đã được trao tặng giải thưởng về bảo vệ môi trường.
Ông giáo cho biết, vườn cò hiện có khoảng 5 ngàn -6 ngàn con với bốn loại: cò trắng và nâu, hai loại vạc. Vào mùa sinh sản (từ tháng 4 đến tháng 9), một số đàn phải di cư nơi khác vì không đủ chỗ làm tổ, nhưng vài tháng sau chúng lại tìm về Đào Mỹ. Đặc biệt vào mùa đông, các đàn cò về trú ngụ tại Đào Mỹ tăng đột biến. Trước đây, gia đình ông giáo trồng vải xen bạch đàn thì nay để giữ chân cò phải bỏ vải. Hai trăm gốc vải đầu tiên được chặt bỏ dành đất trồng tre, bạch đàn, keo để tạo thêm diện tích cho cò cư trú.
Bạn,
Cũng theo báo quốc nội, các chuyên viên về môi trường đã nhận định, vườn cò Đào Mỹ thực sự là nơi bảo tồn thiên nhiên quý hiếm cần được bảo vệ. Họ sẽ để giúp gia đình ông Quyển gìn giữ và phát triển khối tài sản độc đáo này, đồng thời nâng cấp vườn cò thành điểm nghiên cứu sinh thái của địa phương.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.