Hôm nay,  

Làng Mai Vùng Đầm Phá

09/01/200400:00:00(Xem: 4832)
Bạn,
Câu chuyện kể với bạn trong lá thư này là chuyện về 1 làng mai ở tỉnh Thừa Thiên-Huế. Đó là 1 ngôi làng trải dài trên dãy đất nằm dọc theo phá Tam Giang, thuộc xã Điền Hòa, huyện Phong Điền, một làng mai cảnh nổi tiếng không chỉ vì giống quý mà còn được chăm chút, tạo dáng bởi những ngưởi trồng mai dày kinh nghiệm... Cư dân trong làng đã thoát nghèo nhờ trồng mai. Báo SGGP viết về làng mai này qua đoạn ký sự như sau.
Từ bao đời nay, người dân Điền Hòa sinh sống chủ yếu bằng nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản ở vùng đầm phá, trồng lúa nước ở những vùng không bị ngập mặn, hoa màu như sắn, ớt, khoai lang... trên ruộng cát trắng. Nhưng đất đai khô cằn, thu nhập từ nghề nông chẳng được mấy, những lúc rảnh, họ mua mai chơi, chủ yếu mai chậu. Thế rồi, Điền Hòa sinh ra những nghệ nhân mai nổi tiếng như cụ Nguyễn Văn Để, Đặng Văn Khả, Nguyễn Văn Thân... Giờ đây, những người sành mai như các cụ không mấy ai còn, nhưng hậu duệ Điền Hòa thừa kế được ngón nghề chơi mai khá nhiều. Mai có nhiều loại như Hoàng trúc mai, Hoàng diệp mai, Diệp cúc mai, song chỉ có giống mai Hoàng trúc là quý hiếm nhất, bởi hoa vàng rực, nhiều cánh (thường là 7 cánh), hương thơm, lâu tàn. Mai Điền Hòa sở dĩ nổi tiếng khắp nơi là nhờ lưu giữ được giống mai Hoàng trúc. Các nghệ nhân mai nơi đây biết cách tạo dáng mai phù hợp với phong thái của một làng quê giàu truyền thống lễ hội, đình làng, chùa chiền, miếu thờ. Các nghệ nhân mai Điền Hòa đặc biệt chú ý đến 4 điểm: nhất đế, nhì thân, tam cành, tứ giống. Thế mai đẹp còn phải lộ tứ diện, nghĩa là nhìn phía nào cũng thấy rồng; trong từng phía còn có các hình hài khác như long mẫu xuất long nhi... Riêng thân mai phải được uốn cong đều. Phần chậu cũng phải hòa hợp với cây, mai cao niên thì chậu phải cổ...

Những ngày giáp Tết, những chiếc thuyền máy chở đầy khách thập phương xuôi về xã Điền Hòa để thăm thú và mua mai. Trước trụ sở và công viên của xã có gần 100 chậu mai được chưng. Ông Nguyễn Văn Bé, phó chủ nhiệm Hội mai xã Điền Hòa cho hay, Điền Hòa tổ chức Hội mai đã 3 năm nay, mục đích không chỉ tạo sân chơi cho người dân, mà còn tạo cơ hội cho bà con bán mai, có thêm nguồn thu. Hội mai có bình bầu, thưởng trà, thuốc cho những chủ mai đẹp. Ông Nguyễn Văn Chí, một nghệ nhân mai ở thôn Trạch Thượng 1, thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền cho biết, gia đình ông đã qua 5 đời chơi mai, hiện vườn ông có trên 8 ngàn chậu mai, nhưng năm nào cũng về Điền Hòa để mua thêm, vì không có nơi nào mai đẹp và vừa ý như mai Điền Hòa.
Bạn,
Cũng theo SGGP, nhiều gia đình ở Điền Hòa đã trở nên khá giả nhờ làm nghề trồng mai. Ngoài những gốc mai Ãcao niên được trồng cách đây từ 80 - 100 năm, hiện Điền Hòa có khoảng 1,500 gốc mai, độ tuổi từ 4 - 7 năm. Khách mua mai không chỉ có khách quen, sành chơi mai trong vùng mua chơi hay tặng người thân vào dịp Tết. Những người từng biết mai Điền Hòa thường mua hàng chục chậu mai gửi cho thân nhân ở nước ngoài.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.