Hôm nay,  

Chùa Đất Sét Ở Sóc Trăng

31/01/200400:00:00(Xem: 5048)
Bạn,
Theo báo quốc nội, tại ngoại ô thị xã Sóc Trăng, có chùa Đất Sét được các nhà khảo cổ đánh giá là kỳ quan độc nhất vô nhị ở Việt NamChùa dài 30m, rộng 13m, mái lợp tôn, cách trung tâm thị xã Sóc Trăng gần 2km thu hút nhiều khách thập phương. Thoạt nhìn bên ngoài chùa không có gì đặc sắc. Bước qua cánh cổng xây bằng xi măng khá rộng, du khách choáng ngợp trước kỳ quan làm hoàn toàn bằng đất sét. Báo Gia Đình-Xã Hội viết như sau.
Chùa Đất Sét còn có tên là Bửu Sơn Tự do anh em dòng họ Ngô sáng lập, qua 4 đời, đến nay đã được 202 năm, qua trùng tu nhiều lần. Phải đến đời thứ 4 dưới bàn tay khéo léo, làm miệt mài trong 42 năm của của ông Ngô Kim Tòng, chùa này mới là công trình nghệ thuật độc nhất vô nhị ở Việt Nam. Ông Tòng sinh năm 1909, đi tu. Trước đây chùa này là am nhỏ, lợp lá. Chùa xuống cấp nên từ năm 20 tuổi ông Tòng tôn tạo theo cách của mình. Ngày này qua tháng khác ông miệt mài đi gánh đất sét ở ruộng lúa đem về chùa phơi. Chùa ở hướng Đông nhưng ông phải đi lấy đất sét hướng Tây cách đó 1 ngàn mét. Lý đo đặc biệt vì ở hướng Tây chỉ trồng lúa, không có người ở, đất luôn sạch sẽ, tinh khiết. Sau khi phơi đất sét khô, ông Tòng đem giã đất lấy chất mịn rồi phối hợp với bột nhang và keo ô dước, loại keo rất dai , nhồi chung, sau đó dùng hợp chất này tạo nên những bức tượng. Bằng bàn tay khéo léo và óc tinh tường, sau mấy chục năm liên ông tạo ra hàng nghìn bức tượng lớn nhỏ đẹp như: Phật, Thánh, Tiên, Khổng Tử... Đó là chưa kể một toà Tháp Đa Bảo cao 4m, 13 tầng, mỗi tầng 16 cửa tổng cộng 208 cửa với 208 vị Phật và 156 ông Rồng uốn khúc đỡ 13 nắp tháp. Đặc biệt ở chùa này còn có một Bảo Toà lớn thờ Phật cao 5m, cấu trúc kiểu 4 phương, 8 hướng rất đẹp.

Các tượng làm bằng đất sét ở chùa đều sơn son thiếp vàng nhưng không bị nứt nẻ và rất bền với thời gian, nếu không được giới thiệu ít người biết đó là đất sét. Nhiều khách không tin liền lấy tay bẻ thử làm pho tượng bị sứt mẻ và hư hại khá nhiều.
Điều độc đáo nữa ở chùa Đất Sét là 4 cặp đèn cầy khổng lồ do con cháu họ Ngô đúc từ năm 1940. Trong đó có 6 cây nặng mỗi cây nặng 200kg, cao 2.6m. Vật liệu làm đèn cầy này mua từ năm 1940 dưới thời vua Bảo Đại.
Bác Ngô Kim Giảng là em trai còn lại của ông Tòng, trụ trì chùa cho biết: ''Mỗi khi mua sáp về chúng tôi đem chặt nhỏ ra để trong 3 chảo nấu cho lỏng rồi mới đổ lên khuôn. Để cây đèn không bị tắt giữa chừng thì khi đổ không cho sáp bị khớp ngang tức là phải đổ thường xuyên cả ngày lẫn đêm trong vòng 1 tháng. Cặp nhỏ nhất nặng 100kg mỗi cây được thắp từ ngày ông Tòng qua đời (7/1970)''.
Bạn,
Báo quốc nội cho biết: trải qua 33 năm cặp đèn cầy trên vẫn cháy liên tục, chưa một lần tắt. Phần đèn còn lại phải cháy thêm 2 năm nữa mới hết. 3 cặp lớn dự kiến cháy 70 năm mới tắt. Nếu đốt từng cây một thì phải mất 420 năm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.