Hôm nay,  

1 Làng Nghề Độc Đáo

28/02/200400:00:00(Xem: 6560)
Bạn,
Làng nghề kể trong thư này nằm trong một hẻm nhỏ đoạn Quốc lộ 1, xã Long Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang với hàng chục cơ sở lớn nhỏ. Làng nghề "năm quăng", nghe có vẻ ngộ nghĩnh: "Do tụi này chuyên đóng ghe xuồng giá bèo mà thời hạn sử dụng chỉ đúng một năm là quăng bỏ, vậy là chết tên làng luôn." Có ý kiến chê chất lượng kém đó, nhưng có đến tận nơi mới thấy cái hay của làng nghề bởi việc tận dụng nguyên liệu tại chỗ. Báo Thanh Niên viết như sau.
Làng xuồng có thông lệ chung là nhà có con trai thì hầu như đứa nào cũng biết cầm búa, bào gọt điêu luyện, còn cánh đàn bà con gái thì có nhiệm vụ trét, trám ghe xuồng. Mỗi xuồng bán ra với giá từ 90 ngàn -- 100 ngàn đồng (loại xuồng 4 thước), ghe tam bản 5 thước giá 200 ngàn đồng. Vì người mua chủ yếu là dân nghèo nên các chàng chủ nhỏ nơi này phải đi lùng... gỗ tạp. Tùy chất lượng gỗ mà giá chênh lệch nhau vài chục ngàn đồng. Nhưng đa phần đều sử dụng các loại gỗ có sẵn ở vườn nhà như thân cây xoài, sầu riêng, dừa... Chuyện nghĩ ra một sản phẩm với giá cả độc đáo như vậy lại đến từ suy nghĩ của một lão nông. Đâu chừng 30 năm trước, ông Dương Văn Lạc, ở ấp Long An sống khá giả bằng nghề thợ mộc, gặp lúc thị trường ế ẩm ông mới nghiệm ra bà con xứ mình vốn xuất phát từ dân lao động chân tay, lặn hụp trong mùa nước nổi bắt con cá con tôm. Ông hiểu cái mà người dân nghèo cần là một phương tiện khả dĩ để sinh nhai qua ngày bằng nghề câu lợp. Nghĩ là làm, những chiếc xuồng bằng gỗ tạp xài đúng một năm quăng lần lượt ra đời. Thấy ông sống được, hàng xóm cũng theo nhau lập điểm đóng xuồng, lâu dần hình thành một làng nghề nhộn nhịp.

Dương Văn Lam, con ông Lạc năm nay 21 tuổi, từ nhỏ đã theo phụ giúp gia đình trét xuồng, đóng đinh, lớn lên chút thì cầm cưa, bào rồi mê nghề lúc nào không hay. Tuổi trẻ thích bay nhảy lên phố nhưng rồi đi đâu xa Lam cũng thấy nhơ nhớ tiếng bào, cưa đục, mùi gỗ hăng hắc, thấy trông trống chân tay. Thế là dù được cha gợi ý học nghề khác nhưng anh vẫn kiên trì với cái nghề một năm quăng này. Ở làng nghề năm quăng có hàng chục điểm đóng xuồng lớn nhỏ, có điểm treo bảng, có điểm không. Bình quân mỗi điểm thu hút từ 3-10 lao động. Vào mùa nước nổi, cánh thợ trẻ càng tề tựu đông đúc. Anh Nguyễn Dũng, một thợ trẻ trên 5 năm theo nghề ở điểm đóng ghe xuồng ông Lạc cho biết nghề này rất dễ học với cánh thanh niên nông thôn ít chữ. Cứ chịu khó quan sát, siêng năng bào đục, cưa xẻ thì không tới 3 tháng sau là có thể tự tay làm một chiếc xuồng ngon lành. Tuy không cực khổ, phải hít thở nhiều mạt cưa, công việc buồn tẻ vì quanh năm chỉ bào với đục nhưng việc làm lại ổn định.
Bạn,
Báo TN viết tiếp: một năm 365 ngày chỉ nghỉ tay vào tết nhất, giỗ chạp, do vậy so với làm thuê rày đây mai đó, ngày được ngày không thì thợ trẻ làm xuồng yên tâm hơn nhiều. Mỗi ngày một thợ có thể làm từ 2-3 chiếc xuồng, mỗi chiếc được tính công từ 15.000 đồng ăn lên, giá tùy tốc độ mua bán. Hỏi có sợ thất nghiệp không khi đê bao ngày càng khép kín, lũ năm có năm không. Dũng chỉ cười và nói: Không biết nữa, nhưng năm rồi không có lũ, xuồng tuy bán chậm cho bà con vùng lũ, nhưng bù lại ở các vuông tôm người ta lại đây đặt hàng khá bộn. Vùng mình kênh rạch chằng chịt, bà con chèo chống quanh năm, dân mình lại tiết kiệm, tiền đâu mua xuồng tốt một lần. Có lẽ là vậy nên nghề này đã trên 30 nay cứ tồn tại theo thời gian, theo con nước lớn ròng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong ký ức nhiều thế hệ người Sài Gòn còn in đậm hình ảnh những người thợ bận rộn nhồi bột, vo nhân, in khuôn nướng bánh trung thu phục vụ khách qua đường vào những năm đầu 1960 trên trục đường Trần Hưng Đạo nối liền Sài Gòn - Chợ Lớn lúc nào cũng người mua kẻ bán sầm uất. Đó là hình ảnh những người thợ làm bánh trung thu của Nhà hàng Đồng Khánh, góc đường Trần Hưng Đạo - Đồng Khánh (cũ), quận 5. Báo Người Lao Động viết như sau.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, gần 30 năm qua, hàng chục ngàn dân ở Thủ Đức phải dùng nước không bảo đảm vệ sinh. Điều nghịch lý là nhiều gia đình sống gần nhà máy nước Thủ Đức nhưng luôn "khát nước". Tại nhiều khu vực, nguồn nước để người dân sử dụng chủ yếu vẫn là giếng khoan. Mặc dù độ sâu của giếng thường trên 60m
Tại ở ấp Chánh Mỹ, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, sáng nào người dân cũng thấy một ông lão trạc 80 tuổi mặc cái áo bành tô, quần "bò" bạc màu, đầu trần, chân mang đôi dép da có quai hậu ngồi trên chiếc ghế đá ở đường Bạch Đằng - cạnh bờ sông chuẩn bị cho một ngày mới với công việc đánh xe ngựa. Ông lão này là một trong hai người đánh xe ngựa cuối cùng ở thị xã tỉnh lỵ Bình Dương
Theo báo Thanh Niên, công an CSVN thành phố Sài Gòn vừa bắt 1 tay đạo chích thuốc hàng cao thủ: chỉ trong vòng hơn 1 năm, trộm liên tục đột nhập vào các cơ quan công quyền CSVN (có nhân viên bảo vệ hẳn hoi) giữa ban ngày và ung dung dắt ra khỏi cổng hàng chục chiếc xe của các quan chức, nhân viên. Báo TN ghi lại "thành tích đạo chích" của kẻ trộm này như sau.
Trong thời gian gần đây, tình trạng chơm bản quyền khơng chỉ xảy ra trong giới soạn nhạc, mà cịn lan sang sân khấu cải lương, thoại kịch, và cả hài kịch. Về sân khấu hài, thành phần bị chơm bản quyền là những diễn viên từ quê lên tỉnh. Lợi thế của những diễn viên nàu là biết ca vọng cổ, nên việc sáng tác các tiểu phẩm hài kịch "mì ăn liền" khơng khĩ
Tại SG, có 1 thanh niên kiếm sống nhờ dịch vụ trang điểm cho gái bán bar. Chỉ với bộ đồ nghề đơn giản vài ba thỏi son; hai cây chổi quét mặt loại lớn, nhỏ; một cây chì kẻ; hai, ba hộp phấn màu..., nhưng qua bàn tay của thanh niên này, khuôn mặt các cô phục vụ bar trở thành một "thế giới nổi loạn". Tin Nhanh VN viết về thanh niên này như sau.
Tại VN, luật sư được dân gian gọi là "thầy cãi", phần nào chỉ sự ăn nói khôn khéo của họ trước pháp đình. Tuy nhiên, đôi khi họ cũng phải vướng vào tình cảnh "thần khẩu hại xác phàm". Báo Thanh Niên ghi lại 1 số trường hợp như sau. Cuối tháng 8/2004, ông Nguyễn Xuân Ngữ (59 tuổi, ngụ tại phường Long Thạnh Mỹ, Quận 9, TP.SG) đã gửi đơn đến Tòa án Quận 9
Theo báo quốc nội, toàn thành phố SG có 57 nhóm hài đang hoạt động, trong số đó có đến 2/3 số diễn viên xuất thân từ các đoàn cải lương miền Tây Nam phần. Các đoàn tan rã, họ lên Sài Gòn đi tấu hài kiếm sống. Để được làm diễn viên hài có khi họ phải trả bằng nước mắt.Khi sân khấu cải lương lâm vào cảnh đìu hiu, nhiều nghệ sĩ cải lương rẽ sang nghề tấu hài để nuôi sống gia đình và bản thân.
Tại Sài Gòn, nhà hàng, quán nhậu là nơi tiếng hát bị át đi bởi tiếng cười, nói và tiếng cụng ly của dân ăn nhậu. Do vậy, những nơi này là điểm dừng chân của các ca sĩ mà "sự nghiệp" âm nhạc "lận đận" hay đã kết thúc ở các phòng trà.Báo Người Lao Động ghi nhận tình cảnh của những ca sĩ hát ở quán nhậu qua đoạn ký sự như sau.
Theo báo quốc nội, trên con đường Lê Công Kiều, quận 1 TPSG, có 1 khu phố với những cửa hàng nho nhỏ khiêm tốn bày bán các mặt hàng đồ cổ và đồ mỹ nghệ. Đây là địa chỉ khá quen thuộc của du khách trong và ngoài nước. Việc kinh doanh đồ cổ và giả cổ tại con đường này bắt đầu từ những năm 1980 và bắt đầu phát đạt từ thập niên 1990
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.