Hôm nay,  

Nỗi Lo Trong Năm Học Mới

10/09/200200:00:00(Xem: 4259)
Bạn.
Theo báo Tuổi Trẻ, mỗi năm cứ sắp đến ngày khai giảng năm học mới là nhiều phụ huynh “chạy xất bất xang bang” lo cho ngày “toàn dân đưa trẻ đến trường”. Thế nhưng, sự chuẩn bị cần thiết nhất lại không phải là tâm lý, tinh thần cho học sinh mà là các khoản tiền đóng cho nhà trường.
Trong một bài viết dưới tiêu đề: “Chi phí nào để đưa con vào năm học mới”, báo Tuổi Trẻ đã mở đầu như sau: Lại một năm học mới bắt đầu. Lại một bài toán đặt ra trong từng gia đình. Lại một nỗi lo cho các bậc cha mẹ, nhất là cho những gia đình nghèo. Có hàng chục thứ tiền mà mỗi phụ huynh phải lo chạy cho con em mình. Đang tồn tại nhiều nghịch lý. Dù ở trường công hay bán công, một nhân bản của trường công, dù ở cấp nào, học sinh đi học cũng phải đóng học phí. Càng ở cấp thấp càng phải đóng nhiều hơn.”
Báo TT kể về chị Phương nhà thuê ở một xóm lao động quận 3 Sài Gòn. Chồng chị Phương làm bảo vệ cho một công ty tư nhân. Nhà chị bốn người trông vào gánh sữa đậu nành của chị. Từ đầu hè chị đã trích ra vài ngàn tiền lời bỏ ống mỗi ngày để chuẩn bị cho hai đứa con vào năm học mới. Rủi thay, đứa con lớn của chị lại rơi vào hệ bán công trong kỳ xét tuyển lớp 6 vừa rồi. Thế là số tiền dành dụm chẳng thắm vào đâu so với học phí và các khoản tiền trường mà chị phải đóng ở trường bán công. Chị lo lắng tìm đến tòa báo TT: “Nhờ xin cho cháu vào học một trường công lập nào cũng được. Nếu không chắc phải cho cháu nghỉ học quá.”

Báo TT nêu thêm một trường hợp thứ hai: vợ chồng anh Tuân nhà ở quận 4, Sài Gòn. Gia đình anh Tuân thì thu nhập khá và ổn định hơn nhờ khoản lương công nhân ở Khu chế xuất Tân Thuận. Nhưng anh lo lắng: “Mỗi tháng tiền lương của tôi và bà xã được hơn 2 triệu đồng, thì thuê nhà đã hết 500 ngàn đồng, rồi chi phí ăn uống, tiêu xài cho bốn người, đâu có dư bao nhiêu" Năm học này mới đọc thông báo về các khoản tiền phải đóng tôi đã toát mồ hôi: một đứa lớp 9, một đứa lớp mầm non mà đều ở trường bán công. Cộng lại sơ sơ đã gần hai triệu, chắc là tháng này cả gia đình nhịn ăn dể dành tiền cho con đi học.
Báo TT cho biết: theo thông tư liên sở Giáo dục-đào tạo và Tài chính-vật giá thì mức thu học phí và cơ sở vật chất đối với các trường công lâp năm nay vẫn giữ nguyên như năm ngoái. Nhưng với các trường bán công, mức thu học phí tăng lên từ 3 đến 5 lần: từ 60 ngàn đến 90 ngàn đồng/tháng đối với các trường phổ thông và 250 ngàn đồng đối với ngành học mầm non (mẫu giáo). Mức thu cơ sở vật chất còn tăng kinh khủng hơn: từ 1.5 lần đến 20 lần: 450 ngàn đến 600 ngàn đồng tùy bậc học. Nặng nhất là các khoản thu các học sinh trường mầm non bán công với mức học phí 200 ngàn đến 250 ngàn đồng/tháng, tính ra chi phí mỗi năm các học sinh mầm non phải đóng từ 1.8 triệu đồng đến 2 triệu đồng.
Bạn,
Cũng theo báo TT, ngoài hai khoản thu chính: học phí và cơ sở vật chất vốn đã được coi dĩ nhiên phải có nhưng không nhẹ chút nào ấy, văn bản hướng dẫn của liên sở còn có vô số những khoản thu khác. Những khoản thu này luôn có khung thu để các trường lựa chọn cho phù hợp với địa điểm địa phương mình. Thực tế cho thấy hầu hết các trường đều chọn mức thu cao nhất, và thế là chuyện học phí đã trở thành gánh nặng cho bao gia đình nghèo.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.