Hôm nay,  

Giỗ Tổ Sân Khấu

05/10/200200:00:00(Xem: 4169)
Bạn,
Theo báo SGGP, vào trung tuần tháng 8 Âm lịch vừa qua, tại Lái Thiêu, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương đã diễn ra lễ giỗ tổ sân khấu do Câu lạc bộ Đờn ca tài tử huyện Thuận An tổ chức. Ngày này, nhiều nghệ sĩ từ khắp nơi chẳng quản ngại đường xa, sức yếu đã về đây thắp nén hương lên bàn thờ tổ, cùng quây quần bên nhau chuyện vui chuyện buồn, hòa lên khúc nhạc để cho chính mình và bạn hữu cùng nghe. Báo SGGP đã viết về buổi lễ này qua đoạn ghi chép như sau.
Lái Thiêu chính là một trong những cái nôi của đờn ca tài tử, vùng đất đã sinh ra những giọng ca, những tay đờn có cỡ trong làng đờn ca. Phóng viên trở lại Lái Thiêu nhân dịp nơi này tổ chức lễ giỗ tổ sân khấu. Anh Phạm Văn Phú, phụ trách CLB đờn ca tài tử Lái Thiêu, trò chuyện với khách trong niềm vui hớn hở khi gặp lại những tri âm, tri kỷ như thuở Bá Nha, Tử Kỳ, khắp nơi trở về đây. Đặc biệt có hiện diện của những "cây cổ thụ" trong làng đờn ca tài tử mà tuổi đời đã "thất thập cổ lai hy", những người có cùng cái tâm vì một nền âm nhạc dân tộc. Anh Phú nói: "Dẫu hiện nay những người theo nghiệp "xướng ca" như chúng tôi phần đông cuộc sống còn nghèo nhưng cứ tới ngày giỗ tổ không ít thì nhiều cũng phải dâng lên bàn thờ tổ dĩa trái cây, thắp nén nhang là thấy lòng ấm cúng lắm rồi".

Nghiệp cầm ca là vậy. Dẫu khó khăn thiếu thốn trăm bề, hằng ngày còn phải bươn chải với cuộc sống nặng trĩu, nhưng với tổ nghiệp nó nặng sâu là vậy. Không ai nhắc, không ai mời, cứ theo thông lệ hàng năm, tạm gác mọi chuyện, khăn gói về Lái Thiêu lo giỗ tổ. Gần 200 nghệ sĩ của 15 đơn vị từ Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, Thủ Dầu Một, Tân Uyên của vùng miền Đông đất đỏ, đến xa xôi tận miền Tây như Bến Tre, Long An... dù lũ lụt nơi đây đang hoành hành dữ dội cũng không ngăn được bước chân của họ. Từ TP SG cũng có mặt như Gò Vấp, Tân Bình, Bình Thạnh, quận 8, quận 7, Thủ Đức, Hóc Môn, Củ Chi, Phú Nhuận. Lòng thành, các nghệ nhân nghệ sĩ dâng hương trước bàn thờ tổ, thật cảm động là hầu như ai cũng có lời khấn nguyện giống như nhau: cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa và cầu xin tổ nghiệp độ trì cho nền văn hóa văn nghệ dân tộc ngày được phát triển.
Đêm dần khuya, đường phố Lái Thiêu đã vắng hoe, nhưng trước bàn thờ tổ vẫn còn ngồi lại khá đông. Các mái đầu bạc phơ ngồi bên những mái đầu xanh, đôi tay gầy guộc run run so lại phím đàn. Các bài bản tổ như Lưu thủy trường, Tứ đại oán, Ngũ đối hạ... lần lượt được hòa tấu kính dâng lên tổ nghiệp. Dù mỗi người một phương trời, chưa hề tập dượt trước, nhưng với tài điêu luyện đã làm cho những âm điệu của đàn kìm, lục huyền, cò, phím lõm... hòa quyện với nhau thành một nhịp, thu hút người nghe quên cả đêm khuya. Trời đêm như đồng hành với tiếng đàn lời ca, như là chất men làm cho tiếng đàn thêm réo rắc, lời ca thêm dạt dào. Đến đây để đàn, đến đây để hát thì có sá gì mưa rơi giá rét, một chút rượu nồng ngọt đầu môi cũng làm say túy lúy. Dẫu ngần ấy rượu có thấm gì đâu, mà nó say cái nghĩa cái tình của những người trót chọn cho mình cái nghiệp dĩ xướng ca.
Bạn,
Phóng viên SGGP nhắc đến chuyện một nữ nghệ sĩ tên là Ánh Tuyết cùng chồng là Văn Vũ lặn lội từ quận 8 SG, vượt qua hơn 40 cây số, lại còn đèo theo đứa con gái 3 tuổi trên chiếc xe Honda cà tàng, chỉ cốt đến đây để được thắp lên bàn thờ tổ một nén hương.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.