Hôm nay,  

3 Lễ Tết Tháng Giêng

11/02/200200:00:00(Xem: 5054)
Bạn,
Mỗi lần nói đến Tết, chúng ta thường nghĩ tới một dịp vui đầu năm mới. Nhưng đó mới chỉ là Tết nguyên đán (Tết Cả). Thể hiện tính độc đáo và đa dạng trong bản sắc văn hóa dân tộc, mỗi năm người Việt Nam còn có đến 11 lễ Tết cổ truyền khác tưng bừng và giàu ý nghĩa, chỉ riêng trong tháng Giêng đã có đến 3 lễ Tết: Nguyên Đán, Khai Hạ, Thượng Nguyên. Qua lá thư đầu năm Nhâm Ngọ, mời bạn nghe câu chuyện về 3 lễ tết đầu năm, dựa theo tài liệu của một nhà nghiên cứu trong nước.
Trước hết là Tết nguyên đán, gọi được gọi là Tết Cả diễn vào đúng ngày mồng Một tháng Giêng ngày đầu tiên của năm mới. Theo phong tục cổ truyền Việt Nam, Tết nguyên đán trước hết là Tết của gia đình. Trong 3 ngày Tết, diễn ra 3 cuộc gặp gỡ lớn ngay tại mỗi nhà: Thứ nhất là cuộc gặp gỡ của những gia thần: Tiên sư hay Nghệ sư, vị tổ đầu tiên dạy nghề gia đình mình đang làm, Thổ công thần giữ đất nơi mình ở và Táo quân thần coi việc nấu ăn của mọi người trong nhà (Táo quân lên chầu trời ngày 23 tháng chạp nhưng đến ngày 30 cũng về để “họp mặt” và chuẩn bị cho năm mới).
Thứ hai là cuộc “gặp gỡ” tổ tiên, ông bà, những người đã khuất cũng về với con cháu vào dịp Tết. Thứ ba là cuộc gặp gỡ của những người trong nhà. Như một thói quen linh thiêng và bền vững nhất, mỗi năm Tết đến, dù đang ở đâu, làm gì, trong hoàn cảnh nào... hầu như ai cũng mong muốn và cố gắng trở về đoàn tụ với gia đình.

Dịp Tết nguyên đán người ta làm bánh chưng, trồng cây nêu, đi chúc mừng nhau, mở hội, tổ chức các cuộc vui chơi, thi đấu, ăn uống rất tưng bừng. Trên bàn thờ, ngoài lễ vật, mâm ngũ quả, bánh chưng còn thường có một cành đào (ở miền Bắc) hoặc mai (ở miền Nam). Tết nguyên đán thực sự là ngày hội ngộ lớn, ngày nhớ ơn, tạ ơn, chúc mừng, sum họp vui vẻ và thiêng liêng.
Theo cách tính của người xưa, ngày mồng Một tháng Giêng ứng vào ngày gà, mồng Hai ứng vào ngày chó, mồng Ba là ngày lợn, mồng Bốn là ngày dê, mồng Năm là ngày trâu, mồng Sáu là ngày ngựa, mồng bảy là người, mồng Tám là lúa. Trong tám ngày đầu năm, cứ ngày nào sáng sủa thì coi như giống thuộc về ngày ấy được tất cả năm! Vì vậy, đến mồng Bảy, thấy trời tạnh ráo, quang đãng thì người ta tin cả năm mọi người sẽ gặp may mắn, hạnh phúc, Mồng Bảy hạ cây nêu, kết thúc Tết nguyên đán cũng là lúc bắt đầu Tết khai hạ, Tết mở đầu ngày vui để đón chào mùa xuân mới.
Sau Tết khai hạ là Tết thượng nguyên (còn được gọi là Tết nguyên tiêu) vào đúng Rằm tháng Giêng ngày trăng tròn đầu tiên của năm. Tết này phần lớn tổ chức tại chùa chiền vì Rằm tháng Giêng còn là ngày vía của Phật tổ. Thành ngữ “Lễ phật quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng” xuất phát từ đó. Sau khi đi chùa, mọi người về nhà họp mặt, cúng gia tiên và ăn cỗ.
Bạn,
Sau ba lễ Tết diễn ra trong tháng Giêng, trong 11 tháng còn lại, người Việt Nam còn có những lễ Tết truyền thống như tết Hàn Thực, Thanh Minh, Đoan Ngọ, Trung nguyên, Trung Thu, Trùng Thập, Hạ nguyên và đến giáp Tết là Tết Táo quân để Táo quân lên chầu trời tâu trình chuyện ở dương gian.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xăng giả làm cháy xe khách? Hay vì nổ bánh xe gây ra? Câu chuyện ở Sóc Trăng: Cháy xe khách ở Sóc Trăng, có liên quan đến xăng giả Trịnh Sướng?
“Điều 12 của Luật Phòng chống tác hại của rượu bia quy định: Quảng cáo không thể hiện các nội dung như: Có thông tin, hình ảnh nhằm khuyến khích uống rượu, bia; thông tin rượu, bia có tác dụng tạo sự trưởng thành, thành đạt, thân thiện, hấp dẫn về giới tính; hướng đến trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai.
Miền Tây bị cơn thiếu nước hành thê thảm… Báo Con Người & Thiên Nhiên kể: Mấy tháng nay, người dân ở nhiều tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đang khổ sở với đợt hạn hán gay gắt. Họ mòn mỏi chờ mưa xuống do không thể sạ lúa
Xuất cảnh là phải nộp thuế… Hóa ra trước giờ, trốn thuế vẫn được xuât cảnh chăng?
Chuyện thanh tra tới vòi tiền là bình thường… nhưng bị lộ mới là chuyện lạ… Báo Thanh Niên kể: Liên quan đến vụ việc Đoàn Thanh tra Bộ Xây dựng bị Công an tỉnh Vĩnh Phúc lập biên bản hành vi vòi tiền ngày 12.6, đến chiều ngày 13/6/2019, nhóm 5 cán bộ trong đoàn thanh tra Bộ này vẫn bị tạm giữ tại Vĩnh Phúc.
Cho vay cắt cổ là hiện tượng phổ biến… Cá mập chủ nợ nhìn đâu cũng thấy… Báo Sức Khỏe & Đời Sống kể chuyện Nha Trang: Nạn cho vay nặng lãi, tín dụng đen đang phát triển ngày càng rầm rộ và phức tạp ở Nha Trang (Khánh Hòa).
Báo Giác Ngộ kể về vị Đại đức mở lớp dạy ngoại ngữ, kỹ năng cho bạn trẻ… Đây hẳn nhiên là một mô hình cần áp dụng ở khắp nơi để giúp giới trẻ học tiếng Anh sớm hơn.
Lại chuyện bằng cấp bất minh… Hiệu Trưởng Đại Học cũng lộ ra chuyện bằng cấp… Báo Thanh Niên hỏi: Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng sử dụng bằng cấp có hợp pháp không?
Thôn tính… Tàu thôn tính Ta… Đó là chuyện doanh nghiệp. Báo Dân Trí kể chuyện và báo động “Cảnh báo doanh nghiệp Việt bị Trung Quốc thôn tính”… Cục Đầu tư nước ngoài nhận định việc gia tăng đầu tư FDI từ Trung Quốc có thể mang đến một số hệ lụy và cảnh báo nguy cơ nhiều doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị thâu tóm, thôn tính thông qua hoạt động mua bán cổ phần...
Trong khi đó, bản tin Vietnam Plus kể: Nhiều bệnh nhân ung thư không chết vì khối u mà chết vì suy dinh dưỡng. Việt Nam đang có khoảng 300.000 người mắc bệnh ung thư. Con số thống kê ước tính mỗi năm cả nước có 115.000 người tử vong
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.