Hôm nay,  

Chơi Nhạc Ở Quán Lá

29/11/200600:00:00(Xem: 3486)

Chơi Nhạc Ở Quán Lá

Bạn,

Theo ghi nhận của báo quốc nội, thời gian gần đây, tại miền Tây Nam phần, từ các thị xã, thị trấn đến vùng nông thôn, mô hình các quán lá, cà phê, hát với nhau, đờn ca tài tử... mọc lên rất nhiều  và thu hút khá đông khách.  Đó chính là cơ hội cho các nhạc công chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp vào cuộc để kiếm sống vào thời buổi kinh tế thị trường. Báo Sài Gòn Tiếp Thị ghi nhận hiện trạng này tại tỉnh Kiên Giang qua đoạn ký sự như sau.

Tại Kiên Giang, để kiếm một quán thưởng thức ca nhạc hay ca hát không khó. Bất cứ ở đâu cũng có dịch vụ này. Đó là ý kiến của Nguyễn Nhất Huy, nhạc công chuyên "chạy sô" ở các quán lá, tụ điểm ca nhạc do các tư nhân lập ra ở địa bàn thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang. Phóng viên hỏi: "Để chơi nhạc được ở những quán lá có đòi hỏi tay nghề cao không"", Huy tâm sự: "Tất nhiên là không đòi hỏi cao". Nhất là những bản nhạc mà các bạn trẻ đang yêu thích.  Huy nói tiếp "Công việc nào chẳng phải cạnh tranh", ai có sức có tài thì vừa được "tiếng" lại vừa được "miếng", tuỳ vào trình độ tay nghề mà chọn chỗ cho phù hợp để làm. Nhưng cái chính vẫn là được chủ quán tin tưởng...".

Được biết bình quân mỗi tháng, một nhạc công chơi nhạc cũng kiếm được từ một đến hai triệu đồng. Đó là chơi cho quán bình thường, còn chơi cho các quán sang, nhà hàng thì thu nhập sẽ còn cao hơn, cộng với phục vụ cưới xin, nghi lễ... Tuy nhiên, phải thấy rằng, thu nhập đó là hoàn toàn xứng đáng vì nhờ có họ mà, không khí đám cưới, nghi lễ...trở nên vui vẻ hơn. Hoạt động của các nhạc công ở các quán lá, tụ điểm ca nhạc ở Kiên Giang rất dễ nhận ra đó là hoạt động độc lập, có quán chỉ duy nhất một cây đàn oóc-gan, ghita phím lõm, cũng có những quán có nguyên cả dàn nhạc sống, phương tiện từng cá nhân chơi nhạc cụ phải tự sắm lấy. Để phục vụ cho các "ca sĩ" cây nhà lá vườn hằng đêm đến quán để "hát với nhau nghe" thì công việc của các nhạc công khá đơn giản. Cứ đến giờ mở quán theo hợp đồng với chủ quán là họ có mặt, không cần trao đổi trước với các "ca sĩ". Vì thực ra họ cũng không biết trước ai trong số khách sẽ là "ca sĩ", không khí trong quán sẽ kích thích máu văn nghệ của khách đến quán. Có người đến quán chỉ để nghe, lại có người không được cầm micro thì không chịu nổi. Đã có những chuyện không vui xảy ra vì không được hát hoặc hát trước hát sau...

Bạn,

Báo SGTT ghi nhận rằng nhiệm vụ của các nhạc công là phục vụ đệm cho các "ca sĩ" hát cho đúng trường độ hoặc cao độ, nắm bắt khả năng của các "ca sĩ" ra sao, chỉ cần cất tiếng hát lên là nhạc công nắm bắt được ngay điệu gì và phải đệm sao cho phù hợp, đa số nhạc công phải đệm đuổi theo người hát. Nếu có lúc đàn không đúng nhịp thì "cũng chẳng sao vì có ai để ý đâu".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.