Hôm nay,  

Sống Cùng ‘Núi Rác’

29/10/200600:00:00(Xem: 2891)

Sống Cùng ‘Núi Rác’

Bạn,

Theo báo quốc nội, cách đây hai tháng, ở khu vực ngoại thành Đà Nẵng, tại tuyến đường vào bãi rác Hòa Khánh Nam, đã xảy ra xung đột giữa công nhân của Công ty Môi trường Đô thị Đà Nẵng với nhiều gia đình cư dân sống xung quanh bãi rác. Kết quả, các ban ngành chức năng liên quan đã có những lời hứa nhằm giải quyết tình trạng ngạt thở về ô nhiễm. Nhưng, tất cả chỉ là lời hứa, còn thực tế bãi rác vẫn hoạt động, và hoạt động với cường độ mạnh hơn bao giờ hết.. Báo SGGP ghi nhận thực trạng này như sau.

Đến khu vực quanh bãi rác, ghé vào nhà bà Nguyễn Thị Đa, tổ 1 Khánh Sơn, phóng  viên nhận thấy sự bất bình của 30 người dân nơi đây trước mùi hôi thối bốc lên từ bãi rác thải của toàn thành phố Đà Nẵng. Bà Đa, tâm sự: Cơn bão vừa qua nhà cửa của chúng tôi gần như đã bị bão đánh tan, bây giờ đang phải sống cảnh "màn trời chiếu đất" nhưng điều đó chẳng ăn thua gì với việc hàng ngày bà già, con nít... phải "ngậm ngùi" hít những chất độc hại bốc lên từ bãi rác. Khi trời đổ dông hay chỉ cần một cơn gió nhẹ là chúng tôi lại phải gánh chịu những trận "mưa túi ni lông" bay lên từ bãi rác.

Cắt lời của bà Đa, chị Nguyễn Thị Nhớ, xen vào: "Hôm nọ "các ổng" (quan chức Đà Nẵng) có về đây xem xét nỗi khổ của bà con và có hứa sẽ làm đường, lắp điện nước... rồi cấp thẻ bảo hiểm cho bà con nhưng đến bây giờ nước mới chỉ có ống không, điện thì bị bão đánh tan... Còn đường thì các anh đi vào đây cũng đủ thấy sự tra tấn từ những ổ gà, ổ trâu rồi đó!" Một phóng viên hỏi: "Bà con phải sống trong cảnh ngạt thở của mùi hôi thối thì có mắc chứng bệnh gì không"" - "Năm nào mà người dân chúng tôi mà chả mắc phải những đợt bệnh dịch như mắt đỏ, dịch tả... nhưng cũng phải chịu chứ biết làm sao được. Chỉ thương cho đám trẻ mỗi khi có dịch bệnh là chúng nó phải nghỉ học!", chị Nguyễn Thị Thơm nhanh miệng trả lời.

Rời khu dân cư, phóng viên đi chừng 300m thì đến được khu bãi rác. Nói là bãi nhưng nếu diễn tả đúng thì phải gọi là "núi rác", vì những đống rác có chiều cao không thua kém gì ngọn núi gần bên. Phóng viên định chụp một kiểu ảnh, ngay lập tức đã bị hai anh bảo vệ Nguyễn Văn Hùng và anh Nguyễn Thanh Mai ra ngăn cản: "Đã có lệnh của lãnh đạo công ty Môi trường Đô thị Đà Nẵnglà không được cho bất kỳ ai chụp ảnh, ghi hình nếu chưa được phép của công ty".

Bạn,

Cũng theo báo SGGP, trả lời về những bất bình của người dân sông quanh khu vực bãi rác, một viên chức của công ty nói trên cho biết chỉ trong 14 ngày đầu của tháng 10/2006bãi rác chứa thêm 550 tấn/ngày (tổng lượng rác 14 ngày tương đương với lượng rác của 2 tháng cộng lại) nên chưa kịp "xử lý", và người dân tiếp tục sống chung với núi rác.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.