Hôm nay,  

Chuyện Kỳ Lạ Ở Hội An

08/10/200600:00:00(Xem: 6049)

Bạn,

Theo báo quốc nội, cho đến nay, người dân phố cổ Hội An vẫn còn chưa hết bàng hoàng vì cơn thịnh nộ của thiên nhiên qua cơn bão số 6. Theo thống kê, có ít nhất 16 ngôi nhà cổ đã bị hư hại, nhưng điều lạ là không có ngôi nhà nào bị sập. Một trong những yếu tố đã khiến những ngôi nhà cổ chống chọi lại được cơn bão số 6 khủng khiếp là nhờ người xưa đã tính kỹ càng phong thủy, nên nhà không bị sập trước những trận cuồng phong. Báo Tiền Phong  ghi nhận về những điều kỳ lạ tại phố cổ Hội An trong cơn bão vừa qua như sau.

Đến Hội An, thông tin mà phóng viên ghi nhận được là sau trận bão số 6 kinh hoàng, đâu chừng chưa đến 20 nhà trong phố cổ bị tốc mái, sụt mái. Một số ngôi đình, hội quán cũng bị sụt mái, đổ cổng tam quan. Không nhà nào sụp. Giải thích chuyện lạ đời này, ngoài nguyên nhân là quyết tâm từ thị xã và người dân là "phải chèn chống, bằng mọi giá, giữ cho được nhà cổ, đặc biệt là với những ngôi nhà xuống cấp nghiêm trọng", một đồng nghiệp người Hội An nói: Nhà cổ Hội An, trừ một số nhà do xuống cấp quá nặng, không trùng tu, có xảy ra đổ sụp, còn lại, mấy trăm năm qua, bão chưa từng làm sập. Người xưa làm nhà đã tính kỹ càng phong thủy, nhà thấp, ken sát, nên gió vào chỉ nghe tiếng rít trên đường phố. Đó quả là điều kỳ diệu.

Trên khắp các con đường phố cổ, nhìn đâu cũng thấy rác, lá cây vun thành đống. Đèn đường bị cắt. Nhiều nơi chưa có điện, đứt liên lạc điện thoại, ngay cả mạng di động cũng chập chờn. Nhiều đường phố bị bóc tung nhựa.Hôm trước bão vào một ngày, một viên chức thị xã Hội An nói: "Hắn mà vào là bi kịch đấy". Chỗ viên chức này muốn nhấn chính là phố cổ. 47 ngôi nhà trong tình trạng có thể sập bất cứ lúc nào. Nỗi lo lắng ấy treo lơ lửng với người dân phố cổ.  Người ta quan tâm là đúng, bởi đó là cánh cửa tâm hồn của Hội An. Thế mà sau bão ngôi nhà thờ tộc Lý ở 84 Trần Phú vẫn thế. Ngôi nhà này là di tích được xếp hạng đặc biệt, có tuổi hơn 350 năm, đã xuống cấp trầm trọng. Nhà tối om. Trần nhà được che kín bởi các tấm bạt. "Không che răng được, mưa gió kiểu nớ mà chịu chi nổi, bình thường đã dột nát rồi. Thế mà nay không bị hề hấn chi cả", chị Lý Thị Hoa, chủ ngôi nhà, cười bồng con đón phóng viên từ cửa.

Bạn.

Đến thăm ngôi nhà cổ nói trên, phóng viên báo Tiền Phong ghi nhận rằng mái trước bị dỡ đi vài hàng ngói. Phía trên trái của mái sau ngôi nhà bị võng xuống rộng bằng chiếc bàn học trò, sền sệt nước dưới nền nhà. Cột kèo đã bao năm chưa từng được trùng tu thay thế, hiển nhiên không còn trụ vững. Thế mà nhà không bị bão quật đổ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.