Hôm nay,  

Muốn Sống Chung Với Lũ

22/09/200600:00:00(Xem: 2716)

Bạn,

Theo báo quốc nội, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, sau đợt lũ kinh hoàng năm 2002 làm cho xã Đắc Lua thuộc huyện Tân Phú gần như bị ngập lụt nặng, khiến cho hàng trăm gia đình cư dân buộc phải di dời đến nơi an toàn và hàng trăm gia súc bị chết. Địa phương đã xây dựng một khu tái định cư  cho cư dân xã này để  người dân tránh lũ hàng năm. Thế nhưng, từ đó cho đến nay, hơn một nửa trong số này cương quyết đòi "sống chung với lũ", không muốn rời xa ruộng vườn.

Ghi nhận về thực trạng này, phóng viên báo Đồng Nai cho biết mùa lũ năm nay, Đắc Lua là địa bàn bị nước ngập cao nhất so với các địa phương khác trong huyện Tân Phú. Trong đó có 872 nền nhà bị ngập và gây thiệt hại 299 hécta lúa hè thu, hoa màu, cùng 13 hécta ao cá. Tại khu tái định cư thuộc ấp 4, trong số hơn 20 căn nhà mà phóng viên đếm được, chỉ có khoảng 5 - 7 căn nhà xây, còn lại đều là nhà tạm bợ bằng tranh, tre. Đây là những gia đình đến định cư từ những ngày đầu hình thành khu tái định cư. Nhưng, dù có thường trú ở đây thì ban ngày, phần lớn người dân đều đi làm ruộng (nếu vào mùa vụ), hoặc làm thuê, buôn bán.

Tiếp xúc với phóng viên, ông Tào Văn Ngoạt, 57 tuổi, một cư dân cho biết ông là một trong những gia đình định cư sớm nhất tại khu vực này. Dạo ấy, khi nghe  tỉnh có chủ trương di dời người dân ở vùng trũng lên cao, ai nấy đều khấp khởi mừng thầm. Nhưng khi mọi người đã dọn đồ đạc lên ổn định rồi, chỉ qua mấy ngày sống ở nơi mới, người dân lại lục đục kéo nhau về chốn cũ. Hiện tại, ở khu tái định cư chỉ có khoảng hơn 20 gia đình bám trụ. Tất cả những gia đình sống ở đây đều thuộc thành phần nghèo khó hoặc không còn nhà (vì cơn lũ năm 2002 phá hỏng).

Báo Đồng Nai phân tích rằng nguyên nhân dẫn đến chỗ người dân khu tái định cư bỏ đi là vì không phù hợp với thói quen canh tác gắn liền với sinh hoạt hàng ngày của người nông dân. Thêm vào đó, mỗi nền nhà ở khu tái định cư chỉ rộng 200m2, chính yếu để người dân ở, sinh hoạt mà không đủ diện tích để trồng cây quanh nhà. Cư dân Tào Văn Ngoạt kể: Cơn lũ tháng 8 vừa qua, ở những vùng trũng, khi mực nước ngập đầu gối, người dân vẫn bình thản đi lại. Chỉ đến khi nước ở mức cao đến mức báo động, đồng thời ủy ban địa phương buộc tất cả những nhà ngập lụt nặng phải lên khu tái định cư, thì lúc ấy mọi người mới chuyển tài sản lên cao.

Bạn,

Cũng theo báo Đồng Nai, trong những ngày tránh lũ, vài trăm con gia súc được đưa lên khu tái định cư khiến cho nơi đây trở nên rất hôi hám. Ở chỉ được vài ba ngày, người dân lại rủ nhau quay về, để lại hậu quả khá nặng nề là đường sá quanh khu tái định cư be bét vì bùn nhão xen lẫn phân súc vật.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.