Hôm nay,  

Gia Đình Lưu Động

06/05/200600:00:00(Xem: 2527)

Theo báo quốc nội, ở thành phố Sài Gòn, những người trẻ mới lập gia đình, những gia đình trẻ ở tỉnh lên, muốn sở hữu một căn nhà không phải chuyện dễ. Nhà mướn trở thành lựa chọn phổ biến. Bao nhiêu đôi lứa đã hoạch định tương lai từ nỗi niềm nhà mướn, và nhiều người đã phải qua cuộc sống không khác gì dân du mục. Một phóng viên báo Người Lao Động ghi nhận thực trạng này như sau.  <"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Vợ chồng bạn phóng viên, dân trí thức từ miền Trung vào lập nghiệp, cưới đã 4 năm vẫn điệp khúc "nhà mướn". Mỗi khi đồng nghiệp hỏi thăm chuyện nhà cửa, anh chồng tặc lưỡi: Thời buổi tấc đất tấc vàng. Vàng thì mua được 5 phân, 1 chỉ nhưng nhà đất không thể mua lần "vài tấc". Còn cô vợ nói, thì thôi đoàn "đôi ta... ở trọ trần gian!" Vợ chồng người bạn kể lại đoạn trường nhà mướn như sau: Cái điệp khúc "chuyển nhà" đã trở nên quen thuộc. Không có cái khổ nào bằng khổ chuyển nhà! Vợ chồng bù đầu cả tuần với công việc, ngày nghỉ hiếm hoi lại lui cui với đống đồ đạc chẳng khác nào dân... du mục. Có cả tá lý do để phải đi. Chẳng hạn, bà chủ nhà quá quắt cứ liên tục đẩy giá thuê lên; hay an ninh không tốt; hay nhiều, nhiều thứ khác.

 

Chuyển nhà ngoài chuyện tốn công, mất sức, còn phải chi một khoản tiền kha khá cho việc tu bổ và trang trí lại cái... tổ ấm mướn ấy. Và nếu gia đình trẻ nào có em bé thì mất ăn mất ngủ với thủ tục chuyển trường cho con. Người lớn còn khó thích nghi được môi trường mới, huống hồ trẻ con. Nó cứ mở tròn mắt ngơ ngác và co rúm lại trước lối xóm lạ và bạn bè mới.

 

Nhưng bạn phóng viên cũng cho rằng không gì thú vị bằng ở nhà mướn, thích thì ở, không thích thì đi bởi ta là.. khách. Mọi thứ luôn luôn thay đổi, chỉ chớp mắt một cái hôm nay ở quận này mai đã ở quận kia. Không phải mất công gầy dựng mối quan hệ với hàng xóm vì ý nghĩ ta là dân "lưu động". Và cũng không cần bận tâm hay xót xa vì mảng tường hỏng, hệ thống điện-nước trục trặc. Đồ nội thất cũng không cần nhiều, bạn bè đến chơi có lỡ hỏi thăm thì đã có lý do chính đáng "nhà mướn mà, sắm nhiều chuyển mệt!". Vài ánh mắt hàng xóm săm soi nhìn vào. Chẳng biết họ nhìn đồ đạc để hình dung mức sống của gia đình mới đến hay nhìn người rồi phỏng đoán thuộc thành phần nào. Cũng lắm lúc, cái cảnh hàng xóm không quen với nụ cười làm quen, mà mặt cứ lạnh như tiền. Phố đông thế, nhà san sát, mà gia đình thuê nhà dọn đến cứ như đi vào chốn không người.

 

Phóng viên báo NLĐ ghi nhận rằng ở nhà mướn, cũng là dịp để hiểu được thế nào là nỗi cùng cực của kẻ... không nhà. Muốn có nơi trú ngụ, tạm đủ cho sinh hoạt của một gia đình như phòng ngủ, phòng khách, phòng bếp không giản đơn. Ở nội thành, căn nhà bình dân có giá thuê vài triệu đồng/tháng, cũng không phải dễ kiếm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.