Hôm nay,  

Nhạc Lai, Nhạc Nhái

10/04/200400:00:00(Xem: 4903)
Bạn,
Trong nước hiện nay đầy rẫy những bài nhạc lai, nhạc nhái, nhạc copy, có lẽ vì nhu cầu của đại bộ phận người nghe: từ việc yêu thích giai điệu của các ca khúc nước ngoài, dẫn đến việc thích nghe chúng được trình bày bằng phiên bản lời Việt. Báo Tuổi Trẻ phân tích hiện trạng này như sau.
Dẫu tài năng và làm việc cật lực đến đâu, các nhạc sĩ cũng không thể mỗi tuần cho ra đời ca khúc mới đặc sắc. Để thỏa "cơn đói ca khúc" ấy, một số nhạc sĩ đành phải vay mượn những nhạc sĩ khác (trong lẫn ngoài nước). Thế là chuyện mượn nhạc nước ngoài để đặt lời Việt (có ghi rõ nguồn gốc của ca khúc được chọn để "nhập hồn") được nâng lên thêm một bậc: mượn âm hưởng, hòa âm, giai điệu của người khác đưa vào ca khúc của mình và ký tên mình. Từ đó hình thành thế hệ ca khúc mới: ca khúc... lai.
Có thể tạm chia ca khúc lai ra làm ba loại chính: lai âm hưởng, lai hòa âm và lai giai điệu. Trong ba loại "con lai" này thì lai hòa âm được coi là tinh vi và có trình độ nhất. Đây không đơn giản là bắt chước mà có thể coi là sự học tập các phương thức hòa âm độc đáo để đưa vào ca khúc của mình. Còn lai âm hưởng thì được xem là một dạng "giao lưu văn hóa". Nếu anh thích âm hưởng của Canto-pop (pop Hong Kong), K-pop (pop Hàn Quốc) hay pop Thái Lan thì anh có thể sáng tác phần nhạc na ná âm hưởng đó rồi đặt lời. Đây chính là hình thức "con lai" phổ biến nhất, nhan nhản khắp nơi. Riêng hình thức thứ ba lai giai điệu (từng khúc và trọn bài) là dễ bị phát hiện và bị phản ứng nhiều nhất. Buồn thay, hình thức này lại đang được các nhạc sĩ "yêu chuộng" vì dễ làm nhất. Trong đó, có thể nhắc đến Mắt buồn (lai How can I tell her của Lobo) của Trường Huy; phần mở đầu trong Chiếc vòng cầu hôn (lai Careless whisper của George Michael) và cao trào "Một đêm nhớ nhớ, nhớ ra mình một mình..." trong Sắc màu (lai Matsuri - ca khúc nằm trong loạt soundtrack viết cho phim Trời và đất của Kitaro) của Trần Tiến; Tình thơ (lai That' s why you go away của Michael Learns To Rock) của Hoài An; phần intro "Ô ồ ô..." trong Dòng máu Lạc Hồng (Lê Quang) lai soundtrack của phim Hoàn Châu công chúa, và nhiều nhiều nữa...

Dẫu nhạc lai đã góp phần thành công cho vài ca sĩ, nhạc sĩ, làm thị trường âm nhạc thêm đa dạng, sôi động, nhưng người nghe vẫn thấy "tủi" vì chẳng lẽ nhạc thuần Việt hết chỗ đứng" Thôi thì vì thiếu thốn những ca khúc mới có chất lượng nên người yêu nhạc đành phải chấp nhận, nhưng đến thời kỳ mà nhạc sĩ vừa tự lực sáng tác vừa vay mượn cũng không thỏa yêu cầu về ca khúc mới thì bắt đầu xuất hiện những "lời đặt hàng khiếm nhã", đại loại như có nhà sản xuất băng đĩa hoặc ca sĩ đã đề nghị thẳng thừng: "Anh hãy "sáng tác" một ca khúc giống hệt ca khúc A, B, C!" hay: "Hãy làm (hòa âm) y chang công thức của ca khúc A,B,C!" nào đó. Lời đặt hàng ấy luôn đi kèm thù lao hậu hĩnh. Thế là thế hệ "ca khúc sinh sản vô tính" ra đời, na ná nhau, không có gì đặc sắc.
Bạn,
Báo TT viết tiếp: Trước đây, báo chí từng la ó chuyện "Nhé anh!" của Nguyễn Hà có xuất thân từ Thái thì giờ đây lại rùm beng chuyện xuất xứ của "Tình thôi xót xa" (lai Frontier) của Bảo Chấn, Mẹ yêu (lai Anh yêu em) của Phương Uyên, Tình bạn (lai Nam sinh trong trường nữ sinh) của Mây Trắng... Và còn gì nữa" Những ca khúc mà báo TT đưa ra trong bài chỉ là một phần rất nhỏ của nhạc nhái, nhạc lai, nhạc copy trong danh mục nhạc trẻ VN hiện nay.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.