Hôm nay,  

Đền Thờ Hùng Vương

08/05/200200:00:00(Xem: 4704)
Bạn,
Theo báo Tuôỉ Trẻ, tại Sài Gòn có nhiều miếu đền thờ vua Hùng, hoặc phối tự (thờ phụ vào). Có nơi do tư nhân, hoặc tộc họ hoặc người địa phương đứng ra xây. Báo TT đã ghi laị một số đền thờ vua Hùng tại Saì Gòn như sau.

Tại quận 1 có đền 212/215 Nguyễn Hữu Cảnh, do ông Đoàn Văn Nụ khởi xướng xây năm 1970 rộng khoảng 40 mét vuông. Đền Quốc Tổ Hùng Vương 166/33 Đoàn Văn Bơ nối dài mang tên Tráng Sơn Từ lập năm 1956 rộng khoảng 70 mét vuông, thu hút dân trong vùng đến giỗ Tổ vào mùng 10 tháng 3 và tưởng niệm Đức Thánh Trần vào 20 tháng 8, mùng 10 tháng chạp cuối năm). Quận 5 có đền Quốc Tổ Hùng Vương (22/93 Trần Bình Trọng) rộng khoảng 50 mét vuông, ngoài phần thờ chính là các vua Hùng, đến nay còn thờ Phật Thích Ca, Bồ Tát Quan Thế Âm, Địa tạng với các hoành phi liễn đối bằng chữ quốc ngữ: Uống nước nhớ nguồn, hoặc câu đối treo trước hương án Quốc Tổ: "Bảy mươi triệu đồng bào chung một góc/ Bốn ngàn năm văn hiến vững xây bền." Tại quận Gò Vấp, Tổ Đình Quốc Tổ Lạc Hồng khá rộng tới 200 mét vuông, tọa lạc tại số 94 Nguyễn Thái Sơn, phường 3 có điện thờ Lạc Long Quân-Âu Cơ, vua Hùng, trước đây mang tên Pháp Tòa Di Lặc Bửu Tự thờ cả Phật, Chúa, Địa mẫu, Hồng quân, nay chủ yếu thờ Quốc tổ.

Ven thành phố thì Phú Nhuận có lập Đền Hùng Vương tại 261/3 Cô Giang, rộng 100 mét vuông, lợp ngói, do cư dân gốc Vân Đồn tỉnh Nam Hà ngoài Bắc dựng để thờ vùa Hùng và thần thánh ở quê hương Nam Hà như Thủy hải Ô long Đại vương Hùng Hải, Chiêu uy linh ung đại vương Đỗ Huy (đều có sắc phong) và Thiên long bát bộ, Ngũ hổ... Tại Củ Chi, có miếu Hùng Vương tại ấp Gót Chàng xã An Nhơn Tây, trước kia miếu có tên là Miếu Gót Chàng (do dân quanh vùng thấy một tảng đá in rõ gót chân một chàng trai nên lập miếu bên suối để thờ) sau đổi vị thờ là vua Hùng từ năm 1995.

Những đền miếu kể trên mới đây ó những trùng tu, sửa chữa, thay đổi thủy hải, Được biết đến nhiều nhất có lẽ là hai nơi: Khu tưởng niệm các vua Hùng trong khuôn viên vườn Tao Đàn xây năm 1992, rộng khoảng 450 mét vuông... Và đến thờ Hùng Vương tại Thảo cầm viên Sài Gòn xây dựng từ thời Pháp, với diện tích rộng nhất so với nhiều nơi khác: 1,533 mét vuông, chia 3 nền. Nền số 1 là hầm nổi bằng đá, cao 2 mét, cạnh vuông 28 mét. Nền số 2 cao 1 mét, cạnh 20 mét. Nền số 3 nơi có nội thất, cao 0.40 mét, cạnh 15 mét. Trong tương lai, Sài Gòn sẽ có khu tưởng niệm các vua Hùng xây trên đồi Viễn với tổng số vốn đầu tư 108 tỉ đồng theo đồ án "Đường Tre" của kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu.

Bạn,
Cũng theo TT, một số nơi khác cũng thờ. Hơn 50 năm trước, Đà Lạt đã xây Bảo Lộc Linh Từ tại số 40 An Dương Vương gồm 2 tòa nhà, 6 gian, mỗi gian mở hai lễ hội nhân giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 âm lịch) và giỗ Hưng Đạo Vương (10 tháng 8 âm lịch). Cũng Đà Lạt, một đền vua Hùng được lập sau đó 6-7 năm tại 93 Ngô Quyền với 18 bàn thờ vua Hùng, anh hùng, danh nhân dân tộc. Tại Vũng Tàu, Đền Hùng dưới chân núi, ngó ra sông Bến Đình. Ban đầu đền xây ở Bãi Trước, đến năm 1976 dời về địa điểm trên; có sân rộng, tiền điện ghi 4 chữ Thập bát đại vương (18 vua Hùng). Tại Biên Hòa, Đền Hùng nằm trên Quốc lộ 15, khu phố 3, phường Bình Đa, lập từ năm 1968, rộng 230 mét vuông, với 5 gian, có tượng vua Hùng đời thứ 18 (Hùng Duệ Vương) chế tác theo tượng ở chánh điện đền Hùng ở Vĩnh Phú.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.