Hôm nay,  

Chuyện Đầu Tư Tin Học

02/01/200100:00:00(Xem: 5341)
Bạn,
Theo báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp, từ năm 1996 tới nay, mặc dù chính quyền CSVN đã tìm mọi cách vuốt ve Việt kiều bỏ vốn đầu tư kinh doanh trong nước, thế nhưng đến nay chỉ mới có hơn 430 công ty của Việt kiều thành lập ở VN với vốn tương đương 35 triệu đô mà thôi. Nhưng chỉ 10% trong số này được đầu tư vào lĩnh vực tin học, một lĩnh vực đang bị nhà nước CSVN kiểm soát gắt gao.

Trình bày về tình hình đầu tư của Việt kiều trong ngành thông tin điện toán, báo quốc nội đã ghi lại lời của một Việt kiều, một trong những người sáng lập ra công ty Paragon Solutions, nằm ở ngoại vi Atlanta chuyên viết nhu liệu Internet cho biết: chi nhánh công ty của Paragon ở Việt Nam đã tuyển 150 kỹ sư ở Hà Nội và Sài Gòn, trong đó 2/3 là lực lượng lao động trực tiếp và hy vọng sẽ tăng số nhân viên này lên 500 vào cuối năm sau. Ngoài việc tạo ra công việc có mức thu nhập tương đối cao, công ty cũng giúp các nhân viên Việt Nam nắm bắt được các tập quán kinh doanh của Mỹ. Ví dụ như ban giám đốc khuyến khích các nhân viên đặt ra câu hỏi để hiểu thêm về nhu cầu của khách hàng. Thêm nữa, công ty cũng gửi các kỹ sư Việt Nam sang Mỹ tham gia các khóa đào tạo kỹ thuật. Các bài học tiếng Anh, các buổi hội thảo về lối sống Mỹ, các buổi khảo sát hiện trường tới các điểm văn hóa phổ biến như Viện bảo tàng Coca-Cola hay Công viên Disney cũng thường đi kèm trong các chương trình đào tạo này.

Báo quốc nội nhắc đến một Việt kiều khác hiện là giám đốc điều hành một công ty chuyên giúp các doanh nghiệp nhỏ phát triển thư điện tử thương mại. Vị giám đốc này cho biết đã tuyển được 15 lập trình viên ở Việt Nam và cố gắng kích thích khả năng của họ để nhận thêm các dự án lớn hơn. Một Việt kiều thứ ba, giám đốc một công ty chuyên cung cấp kỹ thuật để tiếp cận Internet bằng giọng nói cho rằng thị trường công nghệ cao ở Việt Nam có triển vọng nếu được hỗ trợ, thế nhưng điều đó chưa là hiện thực.

Cũng theo báo quốc nội, hiện lực lượng lượng kỹ thuật viên, chuyên viên, kỹ thuật điện toán ở VN khoảng 20 ngàn người. Việt Nam cũng nuôi hy vọng có thể thu được 300 triệu đô qua việc xuất cảng và 200 triệu đô thu được từ các sản phẩm và dịch vụ trong nước tới năm 2005. Nhưng đó chỉ là những con số dự ước còn nằm trên bàn giấy của các quan chức bộ Kế hoạch & Đầu tư và bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường CSVN.

Bạn,
Khi so sánh về thị phần giữa các công ty nhu liệu, tin học của Việt kiều và công ty trong nước trên thị trường nội địa, báo quốc nội nhắc lại lời của Nguyễn Thành Nam, giám đốc nhu liệu của công ty FPT Việt Nam cho rằng với nguồn đầu tư và kiến thức thị trường, đội ngũ Việt kiều sẽ làm chủ thị trường này trong một vài năm tới. Nhưng viên giám đốc này lại cao giọng khẳng định rằng về lâu dài khoảng 60 công ty nhu liệu phần mềm trong nước sẽ chiếm thế thượng phong do họ nắm bắt các điều kiện kinh doanh trong nước tốt hơn. Mặc dù suy nghĩ như vậy, nhưng ông Nam và các doanh nghiệp sản xuất nhu liệu khác ở trong nước đã phải nhìn nhận rằng Việt kiều có thể cung cấp và tạo ra mối liên kết rất quan trọng đối với thị trường toàn cầu. Đó là nhận định của các nhà kinh doanh về thị trường thông tin điện toán, còn phía chính quyền CSVN thì vừa tung các kế sách chiêu dụ, vừa tìm cách kiểm soát gắt các hoạt động của các công ty Việt kiều về ngành tin học.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.