Hôm nay,  

Những Trẻ Bị Bóc Lột

19/10/199900:00:00(Xem: 6671)
Bạn,
Trong số các quận của thành phố Sài Gòn, Tân Bình là địa bàn có rất nhiều cơ sở may gia công và xí nghiệp dệt may tập trung. Theo phân tích của cơ quan Lao động CSVN Sài Gòn, hơn 90% số công nhân tại các xí nghiệp là thuộc phái nữ, trong khi đó ở các cơ sở gia công có đến hơn 50% là thiếu nhi dưới 15 tuổi, phần lớn là con của các gia đình nghèo ở miền Trung hay miền Bắc. Do cảnh nhà khốn khó, các em đã phải vào Sài Gòn để tự mưu sinh và giúp đỡ cha mẹ một phần nào. Trong những ngày tha phương kiếm sống, có nhiều em đã bị chủ cơ sở bóc lột sức lao động quá mức như ghi nhận của báo Sài Gòn qua câu chuyện sau đây:
Những người ở lân cận căn hộ may số 88/4 Tân Sơn, phường 15 quận Tân Bình cho biết cơ sở này sử dụng rất nhiều lao động trẻ em được đưa từ miền Bắc vào. Nhiều em chỉ ở độ tuổi 12-13, phải lao động từ 12-14 tiếng mỗi ngày, với một đồng lương rẻ mạt. Các em phải làm cả ban đêm. Họ cho biết khi họ đi ngủ thì tiếng máy may của cơ sở ấy vẫn xoành xoạch, và khi thức dậy 6 giờ sáng thì cũng đã nghe âm thanh đó. Anh N một người dân ở đây kể: Làm cực như thế nên mấy đứa nhỏ ở đó da cứ trắng bệch. Không biết ông chủ cho tụi nó ăn uống ra sao, nhưng tui thấy bọn chúng được phân công đi hái rau muống ở ao hoang hoài. Tôi biết có những gia đình xung quanh có ý định kéo mấy đứa về nhà mình làm cho đỡ cực, nhưng bọn chúng không dám đi. Ông Tôn Thất Đằng-tổ trưởng tổ dân phố 7A1(nơi đặt cơ sở) nói: Đúng là bọn trẻ có lúc phải làm việc đến 1-2 giờ sáng. Bọn nhỏ thường chạy mua cà phê về để uống vào cữ khuya. Tôi nghe có mấy nhỏ vào đây vừa làm vừa học nghề và phải ba năm mới được về.

Từ những thông tin kể trên, sáng ngày 29 tháng 9/1999, đoàn kiểm tra liên ngành quận Tân Bình đã có mặt tại cơ sở này. Các câu hỏi đó đã đặt ra: giấy phép sản xuất kinh doanh, hợp đồng lao động với các em, thời gian lao động với các em, thời gian lao động tiền lương được thực hiện như thế nào " Ông Nguyễn Đức Hay, chủ cơ sở trả lời: Chúng tôi chỉ sản xuất dạng gia đình, nên không có giấy phép kinh doanh. Các cháu lao động ở đây là bà con của chúng tôi ở huyện Gia Bình, tỉnh Hà Bắc và độ tuổi thì có 5 cháu từ 12 đến 14 tuổi. Vì là bà con gửi vào học nghề, nên chỉ có thỏa thuận miệng giữa chúng tôi và cha mẹ các cháu. Tôi thừa nhận là các cháu làm việc từ 12 đến 14 giờ/ngày và giờ làm việc có khi kéo dài đến 1-2 giờ sáng, nhưng đây chỉ là khi hàng gấp. Ở đây việc làm khuya là bình thường, vì nhà nào nghỉ sớm cũng là 12 giờ khuya. Về tiền công thì năm đầu do học nghề, nên lương của các cháu được hưởng từ 100 ngàn đến 150 ngàn đồng/ 1 tháng (chưa đến 11 đô), từ năm thứ hai thì tăng lên 300 ngàn đồng/người. Trong thời gian ở đây, nếu cháu nào muốn về nhà thì phải tự túc tiền xe.
Những câu trả lời của ông Hay hoàn toàn chỉ là sự chống chế, không thể chấp nhận cái áo học nghề cho các em, bởi thời hạn học nghề một năm là quá bất hợp lý. Việc sử dụng trẻ em như một lao động thực thụ như ở đây là không thể chấp nhận được. Hơn thế nữa, ngay cả trẻ em trên 15 tuổi, vẫn không thể được làm việc quá 7 giờ/ngày. Nhưng ở đây trẻ 12-14 tuổi phải làm việc đến 12-14 giờ mỗi ngày, thì thật là khủng khiếp đối với sức khỏe của các cháu.

Bạn,
Cũng theo ghi nhận của báo Sài Gòn, không chỉ có một cơ sở nói trên mới bóc lột sức lao động của những đứa trẻ chưa đến 15 tuổi, tại nhiều cơ sở sản xuất nhỏ khác, nhiều thiếu nhi đã phải nhẫn nhục kiếm sống bằng những việc làm nặng nhọc kéo dài hơn 12 giờ, vượt quá sức của những đứa trẻ vốn đã gầy còm vì thiếu ăn!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.