Hôm nay,  

Học Sinh Học Quá Tải

26/01/200000:00:00(Xem: 5875)
Bạn,
Từ niên khóa 1966-1967, Sài Gòn đã đề ra chương trình thử nghiệm học mỗi ngày hai buổi dành cho học sinh tiểu học. Mới đây, các trưởng phòng Giáo dục các quận, huyện, hiệu trưởng trường Sư phạm, chuyên viên của bộ Giáo dục CSVN đã tham dự cuộc hội thảo để đánh giá về kết quả của sự thử nghiệm này. Theo ghi nhận của các báo Sài Gòn thì việc học sinh tiểu học học hai buổi trong một ngày đã không đạt được kết quả về nhiều mặt, từ sự “tiếp thu” của học sinh đến “chất lượng giảng dạy” của giáo viên. Nhiều trưởng phòng Giáo dục cũng đã nhìn nhận đây rằng đây là chương trình quá tải đối với học sinh bậc tiểu học như ghi nhận của phóng viên báo Tuổi Trẻ qua trích đoạn sau đây:

Bà Hoàng Thị Hải, trưởng phòng Giáo dục-Đào tạo quận Tân Bình, thừa nhận rằng chương trình sách giáo khoa buộc giáo viên phải chạy theo. Rồi chuyện thành tích của giáo viên, nhà trường, quận... tất cả đè lên học sinh. Bên cạnh đó, việc học hai buổi một ngày cũng không ít liên quan.

Qua những đợt kiểm tra, ông Kiều Đức Thành, vụ phó vụ Tiểu học cũng cho rằng thêm một buổi học thì giáo viên phải tăng thêm kiến thức cho học sinh. Viên chức này nói: Tôi đến một trường tiểu học bán trú ở quận 1, lớp có đến 15 học sinh cận thị, nhiều em viết mà tay cứ ngoéo lại. Giáo dục toàn diện như vậy thì hại thêm cho các em. Dù đã có những chỉ thị sít sao ngay từ những ngày đầu học hai buổi nhưng bà Nguyễn Hoa Mai, trưởng phòng Tiểu học sở Giáo dục cũng thú nhận: quy định của bộ năm 1996 về học hai buổi là sáng bốn tiết, chiều ba tiết theo kiểu giản chương trình chính khóa cho nhẹ, cộng thêm chương trình tự chọn. Nhưng thực tế nhiều nơi đã không làm như vậy mà đưa phần riêng vào làm cho chương trình trở nên nặng nề hơn. Ví dụ như chuyện học Tin học, Anh văn, nhiều trường mua máy về rồi không đủ tiền trả, nên ép học sinh phải học nhiều giờ. Cũng do điều kiện phát triển bán trú chưa đầy đủ mà bà cho biết mấy năm nay không dám hô hào thêm hai buổi/ngày vì như vậy những em học một buổi sẽ không được giáo dục toàn diện bởi nhà trường phải tận dụng các phòng văn thể mỹ, sân chơi làm phòng ăn, phòng ngủ. Toàn thành phố có 20% học sinh học hai buổi mỗi ngày, riêng Tân Bình có trên 29% với sĩ số trung bình từ 50-52 học sinh lớp. Nhưng thực tế, theo bà Hồng Hải, nếu đúng chuẩn chất thì tỷ lệ này chỉ còn 7-8%. Ông Nguyễn Đức Đại, trưởng phòng quận 1 lại bảo: Chương trình chín môn cộng thêm các phân môn (thực tế khoảng 14-15 môn) là ép HS học toàn diện một cách máy móc, là nguyên nhân quá tải, của cả tật cận thị ở học sinh tiểu học. Dạy toàn diện nhưng giáo viên không có năng khiếu nhạc họa cũng đẻ ra không ít khó khăn cho giáo viên. Bà trưởng phòng Giáo dục Củ Chi cho biết: mỗi ngày họ phải lên lớp 4 giờ, về nhà còn phải chấm bài soạn bài, thời giờ đâu mà đầu tư cho các môn năng khiếu. Bà đưa ví dụ vui: Bởi vậy có giáo viên dạy vẽ trái điều (đào lộn hột) lại vẽ hột đưa lên trên. Một thực trạng đáng lo ngại khác được ông Nguyễn Việt Bắc, hiệu trưởng Trung học Sư phạm nêu lên là kỳ vọng thái quá của phụ huynh. Muốn con em được nên người, không ít phụ huynh đã ép con phải học thêm, dù đã học bán trú tại trường. Trong khi đó, phương pháp giảng dạy, cách đánh giá cũng gây nặng nề không kém đối với học sinh.…

Bạn,
Cũng theo báo Tuổi Trẻ, mỗi buổi học, học sinh phải chiếc cặp nặng gần 5 kg gồm cả sách giáo khoa và sách tham khảo, do đó một số ý kiến đã yêu cầu nên giảm tải cho học sinh, trong đó có việc chấm dứt lưu hành sách tham khảo, nhưng có lẽ đề nghị đó khó thực hiện vì cả hai loại sách đều do nhà xuất bản của bộ Giáo dục CSVN biên soạn và phát hành.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.