Hôm nay,  

Quan Chống Buơn Lậu

30/09/199900:00:00(Xem: 6534)
Bạn,
Vụ án Tân Trường Sanh là một trong hai vụ án lớn nhất tại Việt Nam trong năm 1999. Mặc dù dư âm của vụ án này đã lắng lại nhưng báo chí trong nước vẫn tiếp tục khai thác với những loạt “hậu Tân Trường Sanh”. Như VB đã loan tin, trong số các can phạm chính của vụ án có Phùng Long Thất, trưởng phòng Chống Buôn Lậu của Hải quan CSVN Sài Gòn. Chính viên trưởng phòng này đã tiếp tay một cách tích cực cho giám đốc công ty tiến hành các phi vụ buôn lậu lớn trong một thời gian dài. Vụ án đã kết thúc từ lâu thế nhưng nhân vật Phùng Long Thất vẫn được nhắc nhở trong mấy tuần qua khi ngành hải quan CSVN tổ chức kiểm điểm. Một câu hỏi được đặt ra: Nếu Phùng Long Thất không được đưa lên giữ chức trưởng phòng Chống buôn lậu số 1, Cục Hải quan Sài Gòn, thì liệu vụ Tân Trường Sanh có xảy ra với quy mô lớn như thế" Cục trưởng cục Hải quan CSVN Sài Gòn đã từ chối câu hỏi này, theo viên cục trưởng này thì vấn đề này nên hỏi Tổng cục CSVN. Báo trong nước đã lược lại hồ sơ của Phùng Long Thất và thấy ý kiến của cục trưởng Hải quan CSVN Sài Gòn cũng không phải là không có cơ sở. Giải thích về điều này, báo Sài Gòn ghi nhận như sau:
Trước năm 1996, Hải quan TP chỉ có một phòng chống buôn lậu. Phùng Long Thất lúc đó dù được đánh giá có năng lực nhưng vẫn chỉ có thể giữ chức phó phòng. Ngày 16 tháng 2/1966, vụ Tổ chức Tổng cục Hải quan gửi văn thư số 138 thông báo ý kiến lãnh đạo Tổng cục về việc sắp xếp lại tổ chức có liên quan đến hải quan của 3 địa phương, trong đó có TP.SG, công văn chỉ đạo: chuyển các đội giám sát hải quan cổng cảng Sài Gòn về phòng điều tra chống buôn lậu, Tiếp đó công văn số 165 nêu rõ: thành lập hai phòng điều tra chống buôn lậu tại TP.SG.

Có thêm một phòng chống buôn lậu nên cần phải có thêm một trưởng phòng và ứng cử viên cho chức vụ này gần như không còn phải bàn cãi: Phùng Long Thất. Trưởng phòng Chống buôn lậu lúc đó là ông Đỗ Văn Hiền cũng rất vô tư làm tờ trình về việc tách phòng, và xếp cho Phùng Long Thất chức trưởng phòng Chống buôn lậu số 2. Phòng số 1 ông Hiền bố trí cho mình (phòng 1 đảm trách hầu hết các điểm trọng yếu sân bay, cảng). Các văn bản của cục Hải quan TP cũng trình Tổng cục theo hướng như vậy. Nhưng kết quả cuối cùng thì chức trưởng phòng Chống buôn lậu số 1 thuộc về Phùng Long Thất. Tốc độ bổ nhiệm cán bộ của Tổng cục trong trường hợp này mới là điều đáng nói. Dự định sắp xếp lại tổ chức được hình thành trong tháng 3/1996. Ngày 9/4/1996, cục Hải quan TP.SG mới kịp làm tờ trình về điều chỉnh tổ chức bộ máy gửi ra tổng cục Hải quan thì chỉ qua ngày hôm sau 10/4/1996, tổng cục Hải quan đã gửi ngay công điện yêu cầu Hải quan TP.SG “ngay trong ngày 11/4/1996 phải gửi kết quả lấy phiếu tín nhiệm và các thủ tục đề nghị đề bạt đối với đồng chí Phùng Long Thất.” Ngày 11 tháng 4/1996, cục Hải quan TP gửi tờ trình nhân sự ra. Và ngay trong ngày hôm đó quyết định bổ nhiệm Phùng Long Thất đã được Tổng cục Hải quan ký và ban hành.
Bạn,
Cũng theo báo trong nước, khi còn giữ chức phó trưởng phòng Chống Buôn Lậu của Hải quan CSVN Sài Gòn, Phùng Long Thất đã thiết lập một đường dây làm ăn với nhiều công ty xuất nhập cảng, nhờ thế Thất đã có tài sản lớn với nhiều bất động sản, tài sản đó lại được nhân lên khi Thất được tổng cục Hải quan CSVN bổ nhiệm giữ chức trưởng phòng Chống Buôn Lậu để tha hồ liên kết với các trùm buôn lậu như Tân Trường Sanh!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)

LTS: Mời quý vị nghe bài phát biểu của Dân Biểu Liên Bang Derek Trần tại Hạ Viện Hoa Kỳ sáng thứ Ba 29 tháng Tư, 2025 về Dấu Mốc 50 Năm Tháng Tư Đen.



***
Kính thưa Ngài Chủ Tịch Hạ Viện, 

Hôm nay tôi xin được phép phát biểu trong vài phút để chia sẻ một điều rất quan trọng đối với cộng đồng người Việt hải ngoại.

Tháng Tư Đen – không chỉ là một ngày buồn trong lịch sử, mà còn là dấu mốc nhắc nhở chúng ta về một ngày tang thương, khi chúng ta mất tất cả – mái ấm, quê hương, cuộc sống, và cả tương lai ở mảnh đất mà ta từng gọi là tổ quốc.

Cách đây 50 năm, vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, miền Nam Việt Nam rơi vào tay chế độ cộng sản. Khi đó, Mỹ đã di tản khoảng 6.000 người, bao gồm cả người Mỹ và người Việt, đến nơi an toàn. Rồi hàng trăm ngàn người Việt khác cũng lần lượt vượt biển ra đi, không biết phía trước là gì, chỉ biết phải rời đi để tìm sự sống.

Những người còn ở lại đã phải chịu cảnh sống ngày càng khắc nghiệt dưới chế độ cộng sản. Nhiều người bị đưa vào trại cải tạo – không chỉ mất nhà cửa, mà mất cả tự do, nhân phẩm, và không ít người mất luôn cả mạng sống.

Đây là một ngày đau buồn. Một ngày để chúng ta tưởng niệm, suy ngẫm, và để nhìn lại tất cả những gì đã mất.

Có hơn 58.000 lính Mỹ và hơn 250.000 binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh. Những người này đã chiến đấu và ngã xuống vì tự do. Họ xứng đáng được chúng ta biết ơn mãi mãi. Chúng ta tưởng niệm không chỉ những người lính, mà còn hàng triệu người dân vô tội đã chết trong chiến tranh, những người bị đàn áp sau ngày 30 tháng 4, và những người bỏ mạng trên biển trong hành trình vượt thoát.

Chúng ta có trách nhiệm sống xứng đáng với sự hy sinh của họ — bằng cách sống trọn vẹn và sống có ý nghĩa trong cuộc đời mới này.

Tôi là một trong hàng trăm ngàn người Mỹ gốc Việt được sinh ra trong những gia đình tị nạn – những người cha, người mẹ ra đi tay trắng, chỉ mang theo niềm hy vọng. Nhưng họ không để hành trình khổ cực ấy định nghĩa cuộc đời mình ở Mỹ. Họ xây dựng cộng đồng mạnh mẽ, thành công, và luôn giữ gìn bản sắc, lịch sử dân tộc.



Và hôm nay, sau 50 năm, chúng ta không chỉ tưởng niệm mà còn tự hào về những gì cộng đồng người Việt đã làm được. Từ tro tàn chiến tranh, chúng ta đã đứng dậy và vươn lên.

Chúng ta có những người gốc Việt làm tướng, đô đốc trong quân đội Mỹ, có nhà khoa học đoạt giải thưởng lớn, doanh nhân thành công, giáo sư, bác sĩ, nghệ sĩ – ở mọi lĩnh vực. Từ người tị nạn, chúng ta đã viết nên câu chuyện thành công chỉ trong vòng năm mươi năm.

Nhiều người trong số họ là con em của thuyền nhân – hoặc chính là những người vượt biển. Họ là minh chứng sống động cho tinh thần không chịu khuất phục, không ngừng vươn lên của người Việt.

Riêng tôi, là người Mỹ gốc Việt đầu tiên đại diện cho cộng đồng Little Saigon ở Quận Cam trong Quốc Hội. Tôi rất vinh dự và cảm thấy trách nhiệm nặng nề khi mang theo câu chuyện lịch sử của chúng ta. Little Saigon – nơi có cộng đồng người Việt lớn nhất thế giới – là biểu tượng sống động cho nghị lực, cho hy vọng, và cho tinh thần vượt khó.

Tôi nối bước những người đi trước – những lãnh đạo người Việt ở California và khắp nước Mỹ – những người đã mở đường để thế hệ chúng tôi có thể tiếp bước. Tôi là người thứ ba gốc Việt được bầu vào Quốc hội, sau Dân biểu Joseph Cao ở Louisiana và Nữ dân biểu Stephanie Murphy ở Florida. Tôi không quên rằng mình đang tiếp nối di sản mà bao người đã hy sinh để giữ gìn.

Mỗi ngày, tôi đều nhắc mình rằng: Chúng ta phải giữ gìn câu chuyện này, phải kể lại trung thực, để không ai – kể cả chế độ cộng sản – có thể viết lại lịch sử của chúng ta.

Tôi mong các đồng nghiệp trong Quốc Hội hãy cùng tôi không chỉ tưởng nhớ những nỗi đau mà chúng tôi đã trải qua, mà còn tôn vinh tinh thần bất khuất của người Việt Nam. Hãy vinh danh các cựu chiến binh – cả Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa – những người đã hy sinh cho tự do.

Và trong ngày kỷ niệm đau thương này, hãy cùng nhau nhắc lại cam kết: giữ vững các giá trị quan trọng nhất – dân chủ, nhân quyền, và khát vọng sống tự do.

Xin cảm ơn quý vị, tôi xin kết thúc phần phát biểu.

Derek Trần

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.