Hôm nay,  

Truyền Nghề Aên Xin

14/11/200200:00:00(Xem: 4528)
Bạn,
Trên điạ bàn tỉnh Bình Phước (miền Đông Nam phần), có xã An Khương, Bình Long, có diện tích gần 50km2 với hơn 5,500 nhân khẩu, trong đó cư dân sắc tộc thiểu số chiếm khoảng 30%. Điều đáng nói là xã này tuy có diện tích đất đai rộng, nhân công rẻ, giao thông khá thuận tiện, vậy mà hàng năm vẫn có hàng trăm người dân xã này đi ăn xin. Hiện trạng này bắt nguồn từ chuyện "truyền nghề" của một phụ nữ người thiểu số có kinh nghiệm về ăn xin trong thời gian đưa người con vào chưã bệnh ở Sài Gòn. Báo Lao Động ghi nhận về hiện trạng này như sau.
Năm 1996, bà Điểu Thị Tóp đưa con trai xuống chữa bệnh ở TPSG và đã làm quen được một người đồng hương ở vùng biên giới Lộc Ninh là ông Điểu Bơ. Những ngày đằng đẵng đợi chờ chữa trị cho con, nguồn tài chính của bà Tóp dần cạn kiệt. Ông Bơ thấy vậy đề nghị bà Tóp đi ăn xin, một cái "nghề" không cần vốn, mà chỉ cần tìm cách khơi dậy lòng trắc ẩn của người đời. Sau nhiều lần do dự, bà Tóp quyết định ăn xin từ những người cùng vào viện nuôi người nhà, rồi bà ra các khu phố quanh bệnh viện xin ăn...
Mấy tháng sau bà Tóp trở về quê, mọi người thấy bà không chỉ hoàn tất việc chữa trị cho con, mà còn rủng rỉnh hơn trước. Lập tức một số người đến hỏi kinh nghiệm và được bà Tóp truyền cho "nghề ăn xin". Nó nhẹ nhàng hơn làm rẫy nhiều. Vào t hời gian này (1996-1997) nổi lên phong trào kinh tế trang trại, thế là một số người khá giả ở TPSG, Bình Dương tràn về Bình Long mua đất. Đùng một cái, xã An Khương xuất hiện một dự án quy hoạch trên 1 ngàn 300 ha trang trại. Giá đất rẫy trong xã đột ngột tăng, gặp mùa giáp hạt túng bấn, không ít bà con đã bán rẫy lấy tiền mua xe, sắm sửa phương tiện. Thế là chẳng mấy chốc họ trắng tay, đành dắt díu nhau đi ăn xin theo chỉ dẫn của bà Tóp...

Phóng viên đã đến nhà bà Tóp ở ấp 2, hiện chỉ còn 3 sào vườn với mấy cây tiêu loe hoe, thu nhập chủ yếu nhờ nguồn ăn xin! Tình cảnh của bà Điểu Ưu cũng vậy, sau khi con cái ra ở riêng, bà bán gần hết diện tích đất và hiện sống bằng nghề ăn xin. Nhà bà Điểu Dép cũng tương tự, chồng bà bị bại liệt, hiện không còn đất canh tác nên chọn nghề hành khất. Gần nhà bà Tóp còn có bà Điểu Thị Khuynh, Điểu Thị Dương cũng hành nghề ăn xin... Đặc biệt, cái nghề xin ăn ở xã An Khương không dành độc quyền cho những hộ nghèo đói, mà không ít hộ khá giả cũng tham gia. Cụ thể như hộ ông Điểu Đang, bà Điểu Thị Vép, mà đặc biệt là hộ bà Điểu Thị Tý (nhà bà Tý có 6 ha đất, 3 con trâu và hàng trăm nọc tiêu cùng cơ ngơi khá khang trang). Bà Tý lý giải: "Có ruộng, có lúa, có tiền, nhưng bao nhiêu cho đủ" Những lúc nông nhàn đi ăn xin có thêm tiền nuôi con ăn học".
Bạn,
Bà Tóp cho phóng viên biết: "Mỗi ngày đi xin tệ lắm cũng được vài chục ngàn đồng, hơn làm ruộng nhiều". Theo lời viên chủ tịch xã thì "hiện xã có 21 hộ ăn xin chuyên nghiệp, chưa kể các hộ hành nghề những lúc nông nhàn". Và sau mỗi mùa thu hoạch, hàng trăm dân xã này đã tìm về Sài Gòn kiếm sống bằng nghề ăn xin..

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong một đất nước mà trẻ em lúc nào cũng có thể bị xâm hại là điều bất hạnh nhất của một dân tộc bởi vì khi trở thành là nạn nhân của bạo hành thì những trẻ em này khi lớn lên sẽ có nguy cơ là người xâm hại kẻ khác, như lời báo động trong bản tin của Báo Kinh Tế Đô Thị nói rằng có tới 5,000 trẻ em bị xâm hại tại VN.
Ở đời có nhiều người thật đau khổ khiến ai nấy cũng không thể cầm lòng như trường hợp đám tang của một cô giáo bị tai nạn xe mà chồng thì chết, con thì nhỏ dại và nhà thì nghèo đến nỗi không thể mua quan tài để chôn
Chuyện tình nam nữ là điều bình thường không có gì đáng nói, nhưng nếu có quan hệ tình dục với người vị thành niên mà nhất là với một ông thầy giáo thì là chuyện không thể chấp nhận được, như bản tin của báo Một Thế Giới cho biết hôm Thứ Tư như sau.
Học hành là chuyện lớn của đời người mà bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng muốn con cái mình thành đạt, nhưng đôi khi cha mẹ cũng phải chấp nhận một hiện thực về trình độ học vấn của con để giúp chúng đi lên vững vàng.
Lễ trao giải túc cầu quốc tế AFF Awards Night 2019 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 11 năm nay
Bình thường có thể ai cũng hiểu sinh lão bệnh tử là điều không thể tránh, nhưng khi nó đến bất ngờ thì ai cũng sợ, giống như trường hợp 2 người tại Hà Nội đã chết do “vi khuẩn lạ” làm viêm cơ tim khiến cho nhiều người dân lo lắng.
Đó là chặng đường ai cũng thấy rõ: ô nhiễm không khí, ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm nước uống sẽ dẫn tới nhiều bệnh ngặt ngèo, trong đó có ung thư…
Hạng mấy về môi trường kinh doanh? Việt Nam không vào nổi top-50, nghĩa là nhóm 50 quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất.
Cây chết, cây chết giữa công viên Sài Gòn…
Nhìn đâu cũng thấy ung thư… đó là tình hình cả nước VN.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.