Hôm nay,  

Truyền Nghề Aên Xin

14/11/200200:00:00(Xem: 4538)
Bạn,
Trên điạ bàn tỉnh Bình Phước (miền Đông Nam phần), có xã An Khương, Bình Long, có diện tích gần 50km2 với hơn 5,500 nhân khẩu, trong đó cư dân sắc tộc thiểu số chiếm khoảng 30%. Điều đáng nói là xã này tuy có diện tích đất đai rộng, nhân công rẻ, giao thông khá thuận tiện, vậy mà hàng năm vẫn có hàng trăm người dân xã này đi ăn xin. Hiện trạng này bắt nguồn từ chuyện "truyền nghề" của một phụ nữ người thiểu số có kinh nghiệm về ăn xin trong thời gian đưa người con vào chưã bệnh ở Sài Gòn. Báo Lao Động ghi nhận về hiện trạng này như sau.
Năm 1996, bà Điểu Thị Tóp đưa con trai xuống chữa bệnh ở TPSG và đã làm quen được một người đồng hương ở vùng biên giới Lộc Ninh là ông Điểu Bơ. Những ngày đằng đẵng đợi chờ chữa trị cho con, nguồn tài chính của bà Tóp dần cạn kiệt. Ông Bơ thấy vậy đề nghị bà Tóp đi ăn xin, một cái "nghề" không cần vốn, mà chỉ cần tìm cách khơi dậy lòng trắc ẩn của người đời. Sau nhiều lần do dự, bà Tóp quyết định ăn xin từ những người cùng vào viện nuôi người nhà, rồi bà ra các khu phố quanh bệnh viện xin ăn...
Mấy tháng sau bà Tóp trở về quê, mọi người thấy bà không chỉ hoàn tất việc chữa trị cho con, mà còn rủng rỉnh hơn trước. Lập tức một số người đến hỏi kinh nghiệm và được bà Tóp truyền cho "nghề ăn xin". Nó nhẹ nhàng hơn làm rẫy nhiều. Vào t hời gian này (1996-1997) nổi lên phong trào kinh tế trang trại, thế là một số người khá giả ở TPSG, Bình Dương tràn về Bình Long mua đất. Đùng một cái, xã An Khương xuất hiện một dự án quy hoạch trên 1 ngàn 300 ha trang trại. Giá đất rẫy trong xã đột ngột tăng, gặp mùa giáp hạt túng bấn, không ít bà con đã bán rẫy lấy tiền mua xe, sắm sửa phương tiện. Thế là chẳng mấy chốc họ trắng tay, đành dắt díu nhau đi ăn xin theo chỉ dẫn của bà Tóp...

Phóng viên đã đến nhà bà Tóp ở ấp 2, hiện chỉ còn 3 sào vườn với mấy cây tiêu loe hoe, thu nhập chủ yếu nhờ nguồn ăn xin! Tình cảnh của bà Điểu Ưu cũng vậy, sau khi con cái ra ở riêng, bà bán gần hết diện tích đất và hiện sống bằng nghề ăn xin. Nhà bà Điểu Dép cũng tương tự, chồng bà bị bại liệt, hiện không còn đất canh tác nên chọn nghề hành khất. Gần nhà bà Tóp còn có bà Điểu Thị Khuynh, Điểu Thị Dương cũng hành nghề ăn xin... Đặc biệt, cái nghề xin ăn ở xã An Khương không dành độc quyền cho những hộ nghèo đói, mà không ít hộ khá giả cũng tham gia. Cụ thể như hộ ông Điểu Đang, bà Điểu Thị Vép, mà đặc biệt là hộ bà Điểu Thị Tý (nhà bà Tý có 6 ha đất, 3 con trâu và hàng trăm nọc tiêu cùng cơ ngơi khá khang trang). Bà Tý lý giải: "Có ruộng, có lúa, có tiền, nhưng bao nhiêu cho đủ" Những lúc nông nhàn đi ăn xin có thêm tiền nuôi con ăn học".
Bạn,
Bà Tóp cho phóng viên biết: "Mỗi ngày đi xin tệ lắm cũng được vài chục ngàn đồng, hơn làm ruộng nhiều". Theo lời viên chủ tịch xã thì "hiện xã có 21 hộ ăn xin chuyên nghiệp, chưa kể các hộ hành nghề những lúc nông nhàn". Và sau mỗi mùa thu hoạch, hàng trăm dân xã này đã tìm về Sài Gòn kiếm sống bằng nghề ăn xin..

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.