Hôm nay,  

Phá Sản Vì Nuôi Ong

26/06/200300:00:00(Xem: 4960)
Bạn,
Theo báo SGGP, từ năm 2001 đến nay, ở Tây Nguyên, mật ong lại lên ngôi như một lực nam châm hút hàng ngàn hộ dân đổ xô vào nuôi ong lấy mật. Tại tỉnh Gia Lai (Pleiku cũ), năm 2001 mới có 400 nhà nuôi ong, đến đầu năm 2003 phát triển lên trên 800 nhà với hơn 75,000 đàn ong, sản lượng hơn 2,000 tấn mật. Thời điểm tháng 2, 3 năm nay thị trường mật ong xuất cảng biến động từ 1.500đ/kg tăng vọt lên 26.500đ/kg, gây nên cơn sốt tranh mua tranh bán. Nhưng từ cuối tháng 3 đến nay, mật ong bất ngờ mất giá lại không tiêu thụ được, đành xếp vào kho, người nuôi ong đang ngậm vị đắng của mật, nhiều gia đình phá sản, nợ nần chồng chất.
Trình bày về hiện trạng này, báo SGGP dẫn lời ông Nguyễn Văn Thăng, phó chủ tịch Hội nuôi ong tỉnh Gia Lai giải thích: "Những hộ nuôi ong chuyên nghiệp đã bỏ ra hàng trăm triệu đồng đầu tư vào nghề nuôi ong, họ coi trọng chữ tín nên rất tuân thủ các biện pháp khoa học kỹ thuật trong quy trình nuôi ong lấy mật để đảm bảo chất lượng. Song thời gian gần đây, phong trào nuôi ong ồ ạt, một bộ phận người nuôi ong mới vào nghề, thiếu kinh nghiệm đã cho ong ăn đường vào thời kỳ hoa nở rộ, ong đi lấy mật nên hàm lượng đường cao. Mặt khác, lợi dụng giá mật lên cao, nhiều đơn vị, cá nhân đua nhau mua mật, mua ồ ạt theo số lượng, không hề kiểm định, ít nhất là tỷ lệ thủy phần. Đây là nguyên nhân chính làm cho mật ong Gia Lai mang tiếng chất lượng kém. Hàng không xuất được, gần 20 đầu mối trong và ngoài tỉnh ngừng thu mua. Hiện nay, trong nông dân còn tồn đọng khoảng 600 tấn mật ong không tiêu thụ được.

Báo SGGP cho biết: nghề nuôi ong đã ban tặng cho người nông dân Gia Lai trên 30 tỷ đồng/năm. Nhờ con ong, hàng chục ngàn lao động có việc là. Tình trạng lộn xộn trong việc sản xuất và mua bán mật ong thời gian gần đây là do chưa có một "cơ chế" cho nghề nuôi ong. Báo SGGP viết: "Đơn cử như việc phân vùng cho đàn ong chưa làm được, một vùng hoa có 2, 3 chủ ong đến đặt đàn, gây nên việc tranh chấp lẫn nhau. Các đầu mối thu gom cũng mạnh ai nấy làm, không ai kiểm soát; giá cả thị trường không dự báo được. Một số kẻ làm giả mật ong đã không được xử lý nghiêm minh. Vai trò của Hội nuôi ong chưa thể hiện được cũng do chưa có cơ chế, cứ tự thân vận động, không có sự hỗ trợ của chính quyền các cấp và các ngành."
Bạn,
Cũng theo báo SGGP, hàng trăm gia đình nông dân sẽ lâm vào cảnh bần cùng bởi họ đã đổi toàn bộ tài sản như đất đai, nhà cửa, vườn cây cà phê, hàng trăm triệu đồng vào đàn ong. Hàng ngàn lao động sẽ thất nghiệp, những người nuôi ong ở Gia Lai đang kêu cứu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.