Hôm nay,  

Chuyện 1 Làng Cầu Mưa

7/24/200300:00:00(View: 4863)
Bạn,
Như VB đã loan, mùa hè năm nay, một số tỉnh miền Trung đang đối mặt với hạn hán kéo dài. Tỉnh Quảng Bình, có một xã mặc dù ở giữa bốn bề mênh mông sông nước, dân xã này vẫn khấn cầu mưa xuống.. Đó là xã Quang Hải, vùng đất cồn bãi lớn nhất của huyện Quảng Trạch, lênh đênh giữa dòng Gianh lịch sử. Báo Đầu Tư ghi nhận như sau.
Bao đời nay, về Quảng Hải là nỗi vất vả của nhiều người. sông Gianh bao bọc Quảng Hải tạo thành một khu biệt lập. Chỉ cách trung tâm thị trấn Ba Đồn 3 km, nhưng Quảng Hải lại là vùng sâu, vùng xa của Quảng Trạch, bởi cách trở đò sông. Sông Gianh mang trong mình biết bao huyền thoại, dấu ấn lịch sử, nhưng lại tạo ra vùng đất khô cằn, thấm đẫm vị mặn chát như mồ hôi, nước mắt của người dân vùng đất nổi đã đổ xuống trong công cuộc chinh phục thiên nhiên khắc nghiệt để sinh tồn. Phóng viên về Quảng Hải trong một ngày nóng khủng khiếp, đài truyền hình thông báo: Quảng Trạch (Quảng Bình) đang ở trong vạch đỏ, cấp cực kỳ nguy hiểm của nguy cơ cháy rừng. Quảng Bình đang chịu đợt nắng nóng đỉnh điểm. Thế là người dân Quảng Hải lại tiếp tục chịu khổ. Phải ì ạch một lúc cùng ông lái đò, phóng viên mới khênh được 2 chiếc xe máy lên đò để sang sông. Phóng viên rất ngạc nhiên, bởi đây là bến đò độc đạo nối xã với đất liền mà khách không có. Ông lái đò vừa quay máy nổ, vừa nói giọng đùng đục: Trời hạn, cây cối chết hết, làm ăn chi được, nước cho người uống cũng không có, dân lấy chi đi chợ mà có khách đông hay không" Lên thuyền, phóng viên dõi mắt về phía làng nổi giữa dòng Gianh. Ngày xưa, Quảng Hải nổi tiếng nghề trồng mía. Mía ở đây ngọt lịm và mềm, trở thành đặc sản bán chạy ở khắp nơi. Thế rồi, nghề trồng mía cứ mai một dần, bởi mía không chịu nổi đồng đất khô hạn. Ông lái đò góp chuyện: Đất ở đây khó lắm, người vùng khác thì không chịu được sự khắc nghiệt ở đây mô, e chỉ có dân Quảng Hải tui thôi... Ông ngước mắt nhìn mặt trời đang chiếu gắt xuống mặt sông rồi thở dài: Nắng dai như ri, người cũng chết khát, huống chi cây cối, trâu bò... Cái làng nổi của sông Gianh này đang từng ngày đối mặt với hạn hán, gồng mình chịu từng cơn khát.

Có lẽ, chuyện khô khát mà người dân Quảng Hải phải đối mặt thì năm nào cũng thế. Tuy nhiên, năm nay, hạn hán khốc liệt hơn, mới ra Giêng đã không có nước sinh hoạt, nói chi đến nước cho sản xuất nông nghiệp. Để chứng minh điều này, một viên chức xã dẫn phóng viên đi một vòng quanh làng. Đảo mắt nhìn ruộng đất canh tác của làng, chỉ thấy một màu vàng quạch, đất khô cháy, nứt nẻ. Viên chức xã cho biết: Đây là đất trồng lúa của làng, chỉ làm được một vụ đông - xuân, còn thì bỏ hoang, khó trồng được cây gì, ngay cây cỏ cũng không sống nổi.
Bạn,
Báo Đầu Tư viết tiếp: nguồn nước thủy lợi từ hồ Tiên Lang sang Quảng Hải không chỉ phục vụ cho sản xuất, mà có lúc người dân nơi đây phải hứng lấy để dùng cho sinh hoạt ăn uống. Khi phóng viên đến thăm, ông Trần Văn Hưởng, ở thôn Tân Lý vui lắm, vì mấy ngày chờ đợi, hôm nay nước ngọt mới về: Mười ngày rồi các chú ạ, bây chừ nước ngọt mới về, rứa là dân đã có nước để uống, trâu bò khỏi chết khát...!.Nước này sạch không bác" Phóng viên hỏi, ông Hưởng không trả lời, thủng thẳng cất câu hò: Hoan hô nước uống đã về. Người thì phải uống mà bò thì chê. Ông Hưởng nói tiếp: Rứa chú nờ, miềng phải dùng, có còn hơn không!

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Khủng hoảng y tế tại phía bắc đã tới mức kinh hoàng: sán lợn... Lợn là heo... Báo Đại Đoàn Kết kể: Trước tình hình trẻ nhiễm sán lợn liên tục gia tăng, nhiều bậc phụ huynh tại Thuận Thành- Bắc Ninh đã đưa con mình về Hà Nội để tiến hành xét nghiệm sán lợn. Được biết, chỉ riêng trong một buổi sáng ngày 18/3, đã có gần 400 trẻ đến Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng trung ương để làm xét nghiệm sán lợn. Các bác sĩ đã bắt đầu là việc từ 5h sáng với 10 bàn khám và Viện hẹn các gia đình sau 1 đến 3 ngày sẽ có kết quả xét nghiệm.
Gian lận điểm... Báo Công Lý ghi nhận: Vụ gian lận điểm thi THPT quốc gia sau khi cơ quan chức năng công bố kết quả điều tra cho thấy tại Hòa Bình đã có 140 bài thi trắc nghiệm của 56 thí sinh bị can thiệp tẩy xóa để nâng điểm. Danh sách các địa phương gian lận điểm còn có Sơn La, Hà Giang.
Vậy là tròn 145 năm ký kết Hiệp ước Giáp Tuất -- một bản văn ký năm 1874 và là bản hiệp định thứ hai giữa triều Nguyễn và Pháp, cắt nhiều tỉnh Nam Bộ cho quân Pháp.
Báo Dân Trí ghi nhận tình hình đầu tư: Ông Philipp Roesler (46 tuổi) là người Đức gốc Việt, từng giữ chức Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế và Công nghệ của Chính phủ Đức. Ông vừa nhận lời về Việt Nam làm việc với tư cách là Chủ tịch Hội đồng cố vấn Quỹ đầu tư mạo hiểm VinaCapital Ventures.
Tìm công nhân không dễ, đặc biệt với ngành chế biến thủy sản. Báo Tuổi Trẻ kể rằng TP.SG, ĐBSCL 'đỏ mắt' tìm công nhân chế biến thủy sản...Nhiều nhà máy chế biến thủy sản ở TP.SG, ĐBSCL vẫn thiếu lao động trầm trọng. Doanh nghiệp nói đã tăng lương, trong khi công nhân thủy sản nói phải chuyển nghề vì cuộc sống bấp bênh.
Samsung là đại gia Hàn quốc bước vào trong làng công nghiệp Việt Nam... Không chỉ là tạo ra hàng chục ngàn việc làm, nhưng cũng là một động cơ cho nhiều công ty phụ trợ...
Bác sĩ công rủ nhau rời bỏ bệnh viện công, để ra làm việc cho bệnh viện tư… Thế là, khủng hoảng.
Cõi này đầy những bất an... Ngay như người có tiền cũng chưa chắc được an toàn. Báo Tổ Quốc kể chuyện Long An, “ Vụ kẻ trộm sát hại chồng, vợ tự vệ khiến trộm chết: Đối tượng trộm cắp có nợ tiền nạn nhân”...
Cúp nước nhiều quận huyện, thôi thì phải chịu. Bản tin VnExpress kể: Bảy quận huyện TP SG bị cúp nước cuối tuần. Hàng trăm nghìn hộ dân sẽ bị cắt nước hoặc nước yếu trong 4 giờ để sửa chữa nhà máy nước Thủ Đức.
Hôm Thứ Sáu ngày 8 tháng 3 vừa mới qua đi... nhưng hẳn là kỷ niệm về Ngày Phụ Nữ vẫn còn in sâu trong lòng mọi người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.