Hôm nay,  

Chuyện Học Ở Miền Núi

23/07/200300:00:00(Xem: 4437)
Bạn,
Ghi nhận trong lá thư này do phóng viên báo Giáo Dục-Thời Đại kể lại khi thăm xã Minh Cầm, một xã vùng xa của huyện miền núi Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh trung tuần tháng 7.
Nắng nóng đến ghê người, ngồi trong nhà mà mồ hôi cứ vã ra ướt cả áo. Trụ sở UB xã liền kề trường phổ thông cơ sở xã, cả một khu rộng mà không có lấy một bóng cây nên giờ nghỉ giải lao tất cả đều sang đi dạo quanh hành lang các phòng học để đón những làn gió "mồ côi" nhỏ nhoi quý hiếm. Vào hè, trường vắng vẻ, cả khu trường 15 gian nhà cấp 4 gồm 6 phòng học chỉ còn một lớp là đang học. Chủ tịch xã nói đây là lớp 1, dạy lớp này là thày Phạm Văn Nhạc, dân tộc Tày người trong xã. Phóng viên hỏi thầy Nhạc: Sao nghỉ hè rồi mà thày trò vẫn còn lên lớp thế này" Thày Nhạc tặng phóng viên một nụ cười rất tươi rồi bảo: Ở những nơi vùng sâu, vùng xa heo hút như thế này học sinh lớp 1 chưa thạo tiếng phổ thông, lại không qua các lớp mẫu giáo nên tiếp thu rất chậm, do vậy phải dãn chương trình ra học sinh mới theo được và bây giờ phải học thêm 1 tháng để bù lại. Thấy người lạ các cháu nhỏ tròn mát nhìn khách trân trân từ chân đến đầu. Phóng viên xoa đầu một cháu gái tóc bết mồ hôi hỏi: Nhà cháu gần đây không" Cháu bấu tay vào bàn, cúi mặt xuống, lát sau mới ngửng lên nói nhỏ nhẹ: Nhà cháu xa lắm ở mãi bản Tòng Quán (Đồng Quánh) kia. Thày Nhạc cho biết lớp 1 của thày có 12 học sinh thì 2 em ở bản Đồng Quánh cách trường gần 5km, 4 em ở bản Khe Tum cách trường hơn 3 km, 3 em ở bản Khe áng, 3 em ở bản Đồng Doong đều cách trường gần 4km cả. Những ngày nắng ráo lớp thường xuyên đủ, nhưng nếu mưa, nhất là có lũ về thì những cháu cha mẹ không đưa đi được phải nghỉ học ở nhà. Một viên chức xã cho biết: Minh Cầm là một xã đất rộng người thưa, toàn xã có 80 hộ, 412 khẩu phân bố rải rác ở 5 bản, bình quân 13 người/ km2. Trước đây khi chưa thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình , các gia đình thường có từ 6-7 con thậm chí có gia đình có từ 10 đến 12 con, đã thế lại đẻ dày nên bản nào cũng mở được lớp tại chỗ trên cơ sở tổ chức các lớp treo, lớp ghép, mỗi bản có từ 2 đến 3 giáo viên và có từ 3 đến 4 lớp từ lớp 1 đến lớp 5. Gần đây do thực hiện chính sách Dân số, hầu hết các gia đình chỉ sinh 2 con, lại đẻ thưa nên hàng năm mỗi bản thường chỉ có 3-4 cháu đến tuổi đi học là nhiều, có bản chỉ có 1-2 cháu vì thế không còn đủ số học sinh để mở các lớp theo quy định tại bản nữa mà phải đưa tất cả về trường chính ở trung tâm xã để học. Do số lượng quá ít nên số học sinh trung học cơ sở phải gửi sang xã Lương Mông cách đây gần 10km để học theo hình thức bán trú. Số học sinh tiểu học học tại xã có 5 lớp từ lớp 1 đến lớp 5. Các cháu lớp 1 còn bé quá, lại đi xa nên những tháng đầu năm học thường phải có cha mẹ hoặc anh chị đưa đi, đón về. Một số cháu còn không dám ngồi học một mình, cha mẹ đưa đi phải vào hẳn trong lớp học ngồi cạnh cho tới khi quen cô giáo, bạn bè mới thôi.

Bạn,
Đến bản Khe Tum phóng viên mới càng thấy cái vất vả của các học sinh trên đường đi tới trường. Chỉ tính từ đoạn đường trục xã rẽ vào bản dài 1.5 km đã phải qua 3 con dốc, 4 dòng suối, có chỗ hai bên là núi cao đường đi chính là dòng suối, trời không mưa mà nước đã ngập lưng bắp vế. Khe Tum có 13 gia đình hoàn toàn là sắc tộc Dao ở rải rác trên các quả đồi, nhà cách nhà vài ba trăm mét. Trong điều kiện và hoàn cảnh như thế, chuyện học ở vùng này vô cùng gian nan.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.