Hôm nay,  

Làng Cá 270 Năm

11/04/200600:00:00(Xem: 5948)
Bạn,

Tại miền Đông Nam phần, vùng Bà Rịa - Vũng Tàu có nhiều cửa sông, hải cảng nằm trong hệ thống giao thông đường thủy trọng yếu toàn miền. Theo tài liệu của báo quốc nội, vào cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17, trong tiến trình khai phá vùng đất phương Nam, đã có nhiều luồng dân cư qua lại cửa ngõ này và chọn Bà Rịa - Vũng Tàu làm nơi định cư lâu dài. Cũng từ đó, tại đây hình thành những khu dân cư làng xã có lịch sử lâu đời như Vũng Tàu, Bà Rịa, Long Điền, Đất Đỏ... Chính tại những vùng đất này, qua nhiều thế kỷ, lần lượt hình thành các làng nghề truyền thống mang dấu ấn lưu dân, trong đó có nghề đánh bắt thủy hải sản. Một làng cá lâu đời nhất tại vùng ven biển Bà Rịa-Vũng Tàu là làng cá Phước Hải, hình thành cách đây hơn 270 năm. Báo Hà Nội Mới ghi nhận về tiến trình lịch sử của làng cá này như sau.

Tính từ Đông sang Tây, ven biển Bà Rịa - Vũng Tàu có những làng cá nổi tiếng lâu đời như Phước Hải, Long Hải, Phước Tỉnh, Thắng Nhất, Thắng Nhì, Thắng Tam... Trong số những làng cá lâu đời ở Bà Rịa - Vũng Tàu, làng cá Phước Hải (huyện Đất Đỏ) có lịch sử lâu đời nhất. Nước mắm và cá khô Phước Hải là hai sản phẩm nổi tiếng khắp vùng. Lịch sử hình thành Phước Hải được truyền đời qua câu chuyện lý thú và hấp dẫn.

Chuyện kể rằng, vào khoảng năm 1725 - 1730, có một người tên Trần Văn Mầu đến vùng biển thuộc ấp Hải Lạc bây giờ khai phá đất hoang (hiện nay dân Phước Hải tôn ông là Tiền hiền, xây dựng lăng miếu hương khói quanh năm). Thuở ấy đây còn là vùng đất hoang vu, cây cối um tùm, nhiều thú dữ. Hằng ngày ông vào rừng lấy dây mấu về đánh nhuyễn, đan thành sợi lưới, rê theo con nước lên xuống để đánh bắt tôm, cá. Một số người dân thường ngày ra biển lấy vỏ sò về nung vôi, thấy ông rê được nhiều tôm cá, đời sống khá hơn, bèn bỏ nghề cùng ông đan lưới, đánh bắt hải sản, sinh cơ lập nghiệp. Dần dần nơi đây hình thành một xóm, gọi là xóm Lưới Rê, ngôi làng cổ nhất của xã Phước Hải và là một trong những ngôi làng cổ của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Sau này, cuộc sống của người dân xóm Lưới Rê ngày càng thịnh vượng, tên xóm được đổi thành Hải Chữ. Đến thời Gia Long, Hải Chữ và Phước Điền được sáp nhập lại, gọi là Phước Hải thôn. Ttiến trình tụ cư lập nghiệp trên vùng đất lành cùng với sự phát triển của nghề cá tại Phước Hải được ngư dân ghi lại như sau: "Ngó lên Đất Đỏ làm cỏ cho quen, Lưới Rê đi cưới một thiên cá mòi. Không tin dỡ hộp ra coi, rau răm ở dưới cá mòi ở trên." Hiện nay, Phước Hải có hơn 2/3 dân số kiếm sống bằng nghề đánh bắt cá.

Bạn,

Cũng theo báo quốc nội, nguồn gốc dân cư nói đúng hơn là truyền thống văn hóa của các cộng đồng dân cư hội tụ về sinh sống ven biển Bà Rịa - Vũng Tàu đã có tác động quan trọng trong việc hình thành các lễ hội cổ truyền của ngư dân Bà Rịa- Vũng Tàu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.