Hôm nay,  

Thề Theo Nghề Tổ Tiên

24/04/200200:00:00(Xem: 4313)
Bạn,
Theo báo Tuổi Trẻ, VN có nhiều làng gốm truyền thống, hình thành từ trước thế kỷ 20, trong đó làng gốm Hương Canh ở tỉnh Vĩnh Phúc từng vào hàng đại gia các làng nghề VN. Năm tháng qua đi, thế hệ các bậc thầy đồ gốm mai một dần, người bỏ nghề, người chuyển sang làm gạch nung, ngói nung. Thế nhưng, tại làng này vẫn còn một nghệ nhân đã khấn vái trước bàn thờ tổ tiên, thề nguyền quyết đeo đuổi nghề của cha ông, dù phải đối mặt với bao khó khăn. Chuyện về nghệ nhân này được phóng viên báo TT ghi lại như sau.

Khi phóng viên báo TT về thăm Hương Canh, những người sở tại cho biết: "Cả làng chỉ có mỗi ông Thanh là còn bám nghề chế tác đồ gốm, người cuối cùng của làng nghề đây." Làng nghề Hương Canh có hai xóm lò nổi tiếng là Lò Cang và Lò Ngói, đường vào Lò Cang hun hút, hai bên là những lò bỏ hoang, vắng lạnh, nghề mai một, đến làm gạch ngói nung cũng không sống được, trai làng bỏ về Hà Nội, lên Phú Thọ đi buôn, chạy hàng. Chỉ riêng lò nung nhà ông Thanh là còn ánh lửa bập bùng, năm bảy chú thợ trẻ đang quần quật với bãi đất sét to đùng trước sân nhà. Ông Thanh vội đính chính ngay khi phóng viên gọi ông là người cuối cùng của làng nghề Hương Canh như bà con trong làng gọi. Ông nói: "Đâu có, cả Lò Cang có đến 4 gia đình bám trụ lò nung mà, nhưng hai nhà chỉ làm theo thời vụ, mỗi năm đốt lò một tháng, để nung tiểu (quách), còn tôi và nhà kế bên là đứa cháu tôi."

Ông Thanh rất khó chịu khi có ông gọi làng nghề của ông là mai một, đi đâu ông cũng đem "hai nhà làm gồm" là ông và cháu ông để chứng minh làng nghề của ông vẫn còn tồn tại trên cõi đời này, đi đâu ông cũng hát nghêu ngao: "Ai về mua vại Hương Canh/Ai lên mình gửi cho anh với nàng. Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng/ Vải tơ Nam Định, lụa làng Hà Đông" như để mọi người hiểu được làng gốm của ông vẫn còn là đại gia làng nghề phía Bắc. Ông lục tung cả tủ lên, lấy ra một tập giấy viết tay và bảo: "Anh thấy đó, tôi đi thuê người về dịch các bản chữ Nho, chữ Hán từ những chiếc chuông, khánh, trướng cổ khắp làng, làng nghề này đã từng phồn thịnh từ đời Lê đấy, ai bảo làng nghề chúng tôi là xoàng. Nhưng rồi giọng ông cũng chùng xuống: "Thú thật vì quá yêu nghề nên tôi khổ lắm, nhà này đã suýt phá sản bốn, năm lần để tôi giữ được cái nghề cho làng. Ngày trước ai cũng bảo tôi hâm, tôi lỗi thời, người ta phá lò lấy vốn đi buôn, còn tôi đi vay để dựng thêm lò. Mẻ lò vừa được xếp ra là tôi đi lùng người mua, nhưng ai cũng ngờ ngợ "gốm chỉ có ở Bát Tràng thôi, Bình Xuyên làm gì có gốm tốt" Thế là đi đứt cả mẻ lò 4-5 triệu đồng, vợ con khóc lóc than vãn, tôi thì vò đầu suy nghĩ xem ai có thể cho mình vay để tiếp tục nung mẻ khác, bỏ làm sao được. Tôi sưu tầm gia phả mới biết nhà này từ thời ông sơ tôi đã là bậc thầy về chế tác gốm, ông cụ tôi còn được đặt tên là Lò, Nguyễn Hữu Lò, để con cháu nhớ mãi cái nghề cao quí mà.." Ngay từ nhỏ, ông đã biết cách theo dõi nhiệt độ trong lò để điều chỉnh lửa, chỉ bằng ánh mắt và tiếng réo của lửa nơi cửa lò hay chỉ nhìn vào màu sắc trắng, đỏ, hoa hồng mà biết non hay già.

Bạn,
Một thời gian dài do thời cuộc ông không làm nghề, đến năm 1992 ông mới về làng. Làng nghề lúc đó đã mai một, ít nhà nào còn nung gốm, ngay cả vợ con ông cũng đã chuyển sang nung gạch ngói, Ông ức lắm, thuê người ra tận đầm Mát chở về đất sét, rồi vào khấn vái trước bàn thờ và thề độc một câu: "Từ nay nhà này chỉ làm gốm như tổ tiên."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.