Hôm nay,  

Cây Cầu 100 Tuổi

07/03/200200:00:00(Xem: 4106)
Bạn,
Theo tài liệu báo Người Lao Động, cách đây 100 năm, vào ngày 26 tháng 2-1902, sau hơn 2 năm xây dựng, người Pháp đã tổ chức khánh thành cầu Paul Doumer (cầu Long Biên ngày nay). Đúng 8 giờ 35 phút, chuyến xe lửa đầu tiên gồm 8 toa khởi hành từ ga Hàng Cỏ đã kéo còi vượt qua sông Hồng; những hành khách đầu tiên có Vua Thành Thái, toàn quyền Paul Doumer, nhà vua Mã Lai, hoàng gia Căm Bốt, đô trưởng Viên Chăn (Lào), đại diện triều đình Mãn Thanh Trung Hoa. 100 năm sau, ngày 26-2-2002 vừa qua, cầu Long Biên vượt qua đại thọ, thế nhưng lại trở thành cây cầu của người nghèo. Nhân ngày cầu Long Biên 100 tuổi, báo NLĐ đã ghi lại lịch sử của cầu này qua đoạn ghi chép như sau.

Người nhiều Hà Nội vẫn nghĩ kiến trúc sư lừng danh Eiffel là cha đẻ của cây cầu một thời từng là một trong những cây cầu lớn nhất thế giới này. Song tài liệu của cục Lưu trữ VN cũng như tấm biển gắn ở đầu cầu bờ Nam đều đúc nổi tên hãng thiết kế Dayde' & Pille' (D & P). Thực ra khi chấm thiết kế, hãng Eiffel cũng gửi mẫu tham gia, nhưng Eiffel là 3 trong số 5 hãng bị loại ngay trong vòng đầu tiên. Cuối cùng D & P đã trúng thầu với giá 5 triệu 390 ngàn 794 FFr.

Cầu Long Biên dài 2,500 mét, rộng 30.6 mét, có một đường sắt và hai làn đường bộ, độ cao móng nổi từ mặt nước đến mặt cầu là 44 mét, ngập dưới mặt nước 30 mét. Phần cầu vượt phía nội thành dài 800 mét, gồm 20 trụ đá nối với nhau bằng 9 đầm sắt khổng lồ, mỗi đầm dài 61 mét. Toàn bộ 30 ngàn mét khối đá và 53 ngàn tấn thép cùng các nguyên vật liệu khác, kể từ viên sỏi, viên đá xanh đều được vận chuyển từ Pháp sang. Đầu thế kỷ 20, Long Biên là cây cầu lớn nhất, đẹp nhất vùng Viễn Đông, và là một trong bốn cây cầu lớn nhất thế giới. Khi cả Hà Hội mới có duy nhất cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, mọi loại hình phương tiện giao thông, xe hơi, tàu hỏa, xe đạp, xe thô sơ, người đi bộ đều đi chung trên cây cầu này. Mỗi lượt qua lại phải xếp hàng mất đến hàng giờ. Sau này, từ khi có thêm cầu Thăng Long, cầu Chương Dương, cầu Long Biên chỉ còn dành riêng cho người đi bộ và xe thô sơ, tàu hỏa, đồng thời được gắn thêm cho cái tên "cầu của người nghèo".

Ở tuổi 100, hiện cầu Long Biên vẫn gồng mình gánh khoảng 35,000 lượt nghìn với hàng chục nghìn lượt xe thô sơ và tàu hỏa qua lại. Không chỉ để giao thông, cầu Long Biên còn là dấu ấn quan trọng đánh dấu sự có mặt 80 năm ở VN của người Pháp, một biểu tượng của văn hóa vật thể Pháp cùng với Nhà Hát Lớn, dãy phố Tây ở Hà Nội. Duyên nợ ấy đã khiến người Pháp không thể thờ ơ với cây cầu trang nhã đầy chất kiến trúc Pháp này. Năm 2000, hãng truyền hình TV5 của Pháp đã thực hiện một phóng sự chi tiết về cây cầu.

Bạn,
Cũng theo báo NLĐ, phóng sự của hãng TV Pháp đã gây ấn tượng mạnh tới ông J.C, Gaysot, bộ trưởng Giao thông vận tải và nhà ở của chính phủ Pháp. Trong chuyến thăm VN hồi tháng 9-2001, vị bộ trưởng này đã cùng với 1 thứ trưởng Giao thông vận tải CSVN đi thị sát cầu Long Biên. Chứng kiến cảnh cây cầu rung lên sau mỗi nhịp xe lửa kéo còi, vị bộ trưởng Pháp đã phải nói với viên thứ trưởng Giao thông CSVN: "thưa ông, việc sửa chữa công trình này đã rất cấp thiết rồi đó." Và sau chuyến thị sát này, vị bộ trưởng Pháp đã vận động được chính phủ Pháp đồng ý tài trợ kinh phí để sửa chữa cầu Long Biên mà Pháp đã xây cất 100 năm trước.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.