Hôm nay,  

Khi Đại Học Kiếm Tiền

29/06/200000:00:00(Xem: 5499)
Bạn,
Trong một lá thư trước, chúng tôi có đề cập đến những cách kinh doanh của một số trường đại học trong nước. Từ những năm đầu của thập niên 90 cho đến những năm vừa qua, nhiều trường đại học ở Hà Nội đã tìm cách tăng thêm doanh thu bằng hình thức liên kết đào tạo với nhiều trường ở Sài Gòn và một số tỉnh phía Nam, mặc dù tại các nơi này có nhiều trường cùng ngành nghề. Để có thể thực hiện dễ dàng phương thức này, một số trường đại học ở phía Bắc thường chọn “đối tác” là một trường Cao đẳng ở các tỉnh và đưa ra một số giao ước như: đại học phía Bắc trách nhiệm giảng dạy, cấp bằng, trường ở phía Nam lo tuyển sinh và thu tiền, địa điểm học. Tỷ lệ chia tiền tùy theo số lượng sinh viên ghi danh theo học và sự thỏa thuận giữa hai trường. Trong việc kinh doanh này này, việc dạy và học rất là tà tà, sinh viên được nghỉ học dài dài như ghi nhận sau đây của báo Tuổi Trẻ.

Trường Đại học Thương mại Hà Nội là một trong những trường đổ bộ vào Nam khá sớm. Năm 1991, trường này đã bắt tay với trường Cao đẳng kinh tế đối ngoại ở Sài Gòn tuyển sinh đào tạo các ngành được xem như thời thượng lúc bấy giờ như: quản trị kinh doanh, kế toán và từ đó đến nay có khoảng 4 ngàn sinh viên tốt nghiệp, nghĩa là bình quân hai năm lại có 1 ngàn cử nhân ra trường. Trong thực tế, lượng sinh viên tốt nghiệp hàng năm có lẽ còn cao hơn nếu như sinh viên của trường không bị nghỉ học dài hạn. Ghé thăm cơ sở đào tạo của trường, khách có thể đọc những thông báo lững lờ: “Hôm nay lớp K6-Quản trị Kinh Doanh nghỉ” mà không có lời hẹn ước nào cho ngày đi học lại. Lớp A Quản trị Kinh doanh nghỉ đến ngày X sẽ học lại bình thường. Lớp B Kế toán thì nghỉ đến ngày Y học lại bình thường. Giải thích về tình trạng này, viên chức phụ trách khối đào tạo tại chức trường Cao đẳng Kinh tế đối ngoại cho biết: Đây chỉ là cơ sở để trường Đại học Thương mại Hà Nội thuê mướn đào tạo. Việc trễ nải, èo uột trong việc học hành của sinh viên những năm cuối là do giáo viên ở Hà Nội đảm trách chưa vào dạy, nên buộc lòng một số môn phụ phải nghỉ theo.

Báo Tuổi Trẻ nhắc đến một trường khác cũng đến từ phía Bắc chiêu sinh rất rầm rộ là trường Đại học Bách Khoa Hà Nội liên kết với trường điện toán Cadasa Sài Gòn đào tạo bằng cử nhân cao đẳng các ngành tin học, quản trị kinh doanh. Các sinh viên năm cuối của trường này không chỉ long đong giờ học, mà còn phải liên tục di chuyển địa điểm. Một sinh viên vừa tốt nghiệp cho biết: Học kỳ đầu, sinh viên được học ở trường Cao đẳng Sư phạm, sau đó chuyển qua học ở nhà văn hóa Quận 10, rồi Nhà Thiếu nhi thành phố, trung tâm Dạy nghề Bình Thạnh. Khi chúng tôi vào học có hai lớp buổi sáng, nhưng sang năm thứ hai lại gộp chung một lớp với hơn 150 người. Có khi chúng tôi chỉ được học một buổi một tuần, liên tục như thế vì thế giáo viên.

Bạn,
Theo báo Tuổi Trẻ, chuyện sinh viên hết học cơ sở này đến cơ sở khác do tình trạng “ít chỗ học, nhiều sinh viên” như hiện nay là do kinh phí thuê mướn quá cao nên các trường cũng phải luôn làm bài toán tìm chỗ học nào cho rẽ mà thuê, cuối cùng sinh viên phải “cơ động” quanh năm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.