Hôm nay,  

Chuyện Săn Voi Dữ

03/08/200100:00:00(Xem: 4905)

Bạn,
Theo báo Thanh Niên, cách đây 1 tuần, một toán săn voi quốc tế gồm chuyên viên các nước như Mã Lai, Thái, Ấn, Nam Dương... đã đến Sài Gòn và sau đó cùng các chuyên viên VN về ngay Bình Thuận để săn bắt đàn voi dữ từng giết chết ít nhất 19 người. Báo TN nhắc lại cách đây gần 8 năm, kể từ chiều ngày 6-9-1993, khi ông Ahi, trưởng toán săn voi quốc tế bị 1 đàn voi dữ giày chết tại bãi Thanh Tùng, Định Quán, Đồng Nai, cuộc săn voi lần 1 coi như chấm dứt. Từ đó đến tháng 12/1998, đàn voi này tự do hoành hành trong rừng Tân Phú (Định Quán, Đồng Nai) và giết thêm 8 người. Vào thời điểm dự án lập Khu bảo tồn voi tại Tân Phú sắp thành hình (4-1999), đột ngột đàn voi vượt sông La Ngà sang rừng Tánh Linh “định cư”. Những tưởng với với vùng rộng xấp xỉ 80,000 hecta, đàn voi sẽ không quậy phá, nhưng không, chỉ trong vòng 2 năm, voi tiếp tục giày chết 10 người, trong đó có hai xác thối rữa trong rừng, vô thừa nhận. Thay vì dùng chân dậm chết người, đàn voi dùng vòi tung người lên cao, rồi quật xác vào gốc cây cho đến hồi tan nát. Các chuyên viên kiểm lâm nhận định: Khả năng nhớ dai và trả thù của loài voi rất cao, nhất là sau khi chúng bị săn lùng ráo riết, bị bẫy, bắn bị thương hoặc bị quấy rầy vùng sống.

Cũng theo báo Thanh Niên, những con số đưa ra để trả lời “đàn voi có bao nhiêu con "” đều là ước đoán. Tuy nhiên qua khảo sát, ghi hình tại chỗ của lâm trường Tánh Linh và thông qua máy định vị vệ tinh (xác định tọa độ, đo dấu chân voi tại nhiều hiện trường) do FFI trang bị, có thể khẳng định đàn voi có 2 bầy: bầy 5 con và bầy 3 con. Trong đó, bầy 3 con hung hãn nhất do voi hột xoàn dẫn đầu. Tại hầu hết nơi bầy voi giết người ở xã Gia Canh (Đồng Nai) và Tân Minh, Suối Kiết (Bình Thuận), phóng viên TN đều chứng kiến tận mắt dấu chân không bình thường này với kích thước 42 x 53 cm. Trong nhật ký báo cáo từ tháng 6 đến tháng 12/2000 của lâm trường Tánh Linh, thì đã có hàng trăm lần tổ tuần tra ghi nhận dấu chân hột xoài cạnh hàng chục dấu 20x20 cm, 30x30 cm, 32x32 cm... Cạnh dấu voi cái hột xoàn còn có một số dấu chân các voi khác. Điều này từng được khẳng định bởi một viên chức ở lâm trường Tân Phú. Trong đàn voi 8 con ở Tánh Linh, phải có ít nhất một con đực.
Hiện đàn voi đang ẩn náu ở đâu " Ngày 21/7/2001, phóng viên TN đã nêu câu hỏi này trong cuộc phỏng vấn viên chi cục trưởng Kiểm lâm tỉnh Bình Thuận, và được trả lời như sau: Những tuần gần đây cả 2 bầy 3 và 5 con đã nhập đàn do voi hột xoàn dẫn đầu. Đàn voi thường ra thôn 2 xã Suối Kiết, gần ngã ba Tổng giáp ranh 3 xã gồm Xuân Hòa (Đồng Nai), Tân Minh, Suối Kiết (Bình Thuận) hoạt động đến 5 giờ sáng thì rút về rừng sau. Có một lần, tổ công tác của cục Kiểm lâm và chi cục Bình Thuận (đóng tại Lâm trường Sông Dinh) đã mạo hiểm theo chúng và phát hiện chúng ẩn náu tại núi Xá Lũ (cách lộ 710 đi Tánh Linh khoảng 1.5 km đường chim bay). Nhưng vừa khi nghe đàn voi phẩy tai một cái, cả tổ hoảng quá, rút êm.
Bạn,
Báo TN nói thêm rằng mặc dù vùng sinh cảnh Tánh Linh rộng gấp hơn 7 lần vùng sinh cảnh Tân Phú trước đây nhưng hiện đàn voi đang thu hẹp vùng hoạt động. Có thể đây là điều kiện tốt để săn bắt voi nhưng cũng có thể chúng đang có dấu hiệu co cụm để đối phó với sự truy đuổi ráo riết, trong đó có khả năng voi lại sẽ tìm đường trở lại rừng Tân Phú bằng cách bơi qua sông La Ngà đang mùa nước lớn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.