Hôm nay,  

Lương Cơng Nhân Hư Trúc

24/04/199900:00:00(Xem: 15337)
Bạn,
Theo một kết quả điều tra của Liên đoàn Lao động Sài Gòn, hơn 2/3 doanh nghiệp, công ty cơ sở kinh doanh tại các quận nội thành Sài Gòn thường phát lương chậm trễ cho công nhân từ 1 đến hai tháng. Có xí nghiệp còn đặt ra nhiều quy định trừ lương nếu công nhân không chịu làm thêm ngoài giờ. Một số nhà máy sản xuất ép buộc công nhân làm từ 10 giờ đến 12 giờ, có khi đến 14 giờ mỗi ngày, nhưng lại không trả thêm tiền phụ trội. Chính vì thế, trong ba tháng vừa qua, tại Sài Gòn đã xảy ra hơn 10 cuộc đình công mà nguyên nhân chính là do tiền lương công nhân trả chậm và không đúng theo năng suất mà người lao động đã bỏ ra. Tiếp xúc với các phóng viên, nhiều công nhân đã phát biểu trong uất nghẹn: “Xin việc làm đã khó, có việc làm chưa hẳn đã vui. Đã vậy, tích cực làm việc mỗi ngày 10-12 tiếng để nhận đồng lương vốn eo sèo lại còn bị cấn trừ đủ thứ, trong khi chúng tôi lại có quá nhiều khoản phải chi như tiền ăn, ở, đi lại...” Thực trạng về lương bổng của công nhân được phóng viên báo Sài Gòn ghi nhận qua trích đoạn sau đây:
Một nhóm công nhân (CN) may gót giày của cơ sở CX thuộc phường 20, quận Tân Bình than: “Làm từ 20 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau ông chủ bồi dưỡng được 10.000 đồng/đêm. Trước đây, ngày làm việc ba ca (8 giờ/ca) còn dễ thở, sau đợt giảm CN thì chỉ còn hai ca/ngày (từ 8 giờ-20 giờ, và từ 20 giờ-8 giờ, tăng 4 giờ/ca). Nhưng lương lĩnh ra chỉ còn khoảng 500.000-700.000 đồng. CN mà thưa kiện, ông chủ biết được là mất việc”. Liên tục từ năm 1998 đến nay, hầu như ngày nào CN cũng phải tăng ca 4 giờ/ngày, có hôm chủ nhật cũng làm suốt không được nghỉ. Chỉ tính riêng ba tháng đầu năm 1999, CN ở đây phải tăng ca trên 200 giờ, vượt cả qui định của luật cho phép. Đã vậy CN cũng không được hưởng thêm 30% lương theo qui định làm ca đêm.

Kế bên CX là cơ sở làm bún khô. Một CN cho biết: “Chúng tôi làm việc ở đây đã lâu rồi mà lương tháng mùa này giỏi lắm chỉ được 200.000-300.000 đồng. Mỗi ngày phải đánh vật với cọng bún suốt 17-18 giờ, hôm nào hàng nhiều thì phải làm suốt 24/24”. Hầu hết CN ở đây làm việc theo thời vụ, được chủ cho ăn, ở tại cơ sở. Chính vì lẽ đó mà cơ sở “bắt chẹt” CN làm việc không kể giờ giấc. Còn tại Cty may Thanh Bình, nhiều chị em than phiền không dám ăn trưa, bữa chiều thì qua quýt vài cái bánh, rồi tất bật với công việc tăng ca.
Bạn,
Theo lời của một chuyên viên phụ trách về nhân dụng của Liên đoàn Lao động quận 11 Sài Gòn thì “hầu hết các doanh nghiệp đều trả lương sai qui định như tăng ca không trả lương, trừ tiền lương, định mức cao kéo dài thời gian”. Văn phòng liên đoàn này hàng tuần đều nhận đơn khiếu nại của công nhân nhưng vẫn không giải quyết được. Một số công nhân tại quận này cho biết có nhiều tháng số tiền bị trừ gần trọn tháng lương, có khi không còn đồng nào. Đó là với những công nhân đã trải qua thời gian tập sự, còn những công nhân mới vào nghề thì còn khốn khổ hơn: họ phải đặt cọc trước một khoản tiền từ 200 ngàn đồng đến 300 ngàn đồng, trong thời gian học nghề ba tháng, nếu nghỉ việc sẽ bị mất trắng tiền cọc, và trong một số trường hợp còn phải nộp thêm các phụ khoản về tiền đào tạo!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vậy là thượng đỉnh Mỹ-Bắc Hàn họp tại VN... Nhà nước Việt Nam rất mực hài lòng...
Hôm nay vẫn còn xuân... vì dân Sài Gòn vẫn tưng bừng xuân, trẻ em còn nghỉ học, công chức chưa về lại sở làm, hoa xuân vẫn thắm, những tà áo dài vẫn thướt tha ở nhiều kiểng chùa và công viên...
Không vui, không ăn tiền… Đó là câu nói thường nghe quanh các buổi múa lân.
Hôm nay là cận Tết... Người người chờ năm mới. Truyền thông ông bà là tránh nói chuyện buồn ngày xuân, và nên nói chuyện lành chờ Tết.
Nhìn đâu cũng thấy hình ảnh ngày xuân... Báo Tin Tức kể chuyện bến đò hoa Tết: Xuôi theo dòng kênh Tàu Hũ (quận 8), TP SG, những chiếc ghe, xuồng chở đầy các loại hoa đặc trưng ngày Tết theo các chủ vườn miền Tây: Bến Tre, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long… đã đến bến Bình Đông từ rất sớm. Nhìn cảnh tấp nập cảnh xuồng ghe chở đầy hoa kiểng ở các tỉnh miền Tây đổ về thành phố bày bán, ai ai qua đây cũng nôn nao một cái Tết xum vầy...
Tết kiểu Singapore... Việt Nam trong tương lai sẽ ăn Tết kiểu Singapore? Có vẻ như viễn ảnh này sắp tới.
Gần Tết, đủ thứ chuyện nhức đầu... kẹt xe, về quê, tăng giá... Báo Tiền Phong kể: Theo khảo sát của phóng viên, nhiều cửa hàng bia trên phố Thái Hà, Huỳnh Thúc Kháng, Hoàng Hoa Thám... đã tăng giá bia từ 10 đến 20% so với ngày thường.
Nhậu tưng bừng... bia rượu. Cả ma túy... Vẫn lái xe như thường. Báo Giao Thông kể: Phát hiện hơn 12.500 tài xế uống rượu bia, 45 tài xế dương tính với ma túy... Sau 1 tháng ra quân, lực lượng CSGT phát hiện hơn 12.500 tài xế uống rượu bia, 45 tài xế dương tính với ma túy nhưng vẫn điều khiển phương tiện.
Vậy là Tết, tưng bừng Tết, rủ nhau về quê ăn Tết… Bản tin TTXVN kể chuyện bến xe Miền Đông Sài Gòn: Người dân lỉnh kỉnh đồ đạc, tấp nập ra bến xe về quê ăn Tết Thứ Ba, 29/01/2019 07:54 Bến xe Miền Đông những ngày giáp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 đông nghịt người dân với lỉnh kỉnh đồ đạc về quê đón Tết.
Trật bánh xe lửa... Sao cái chuyện này cứ xảy ra hoài... Bản tin Infonet kể chuyện gọi là “Sự cố tàu trật bánh: Đường đã thông, khách vẫn vật vờ chờ đợi ở ga Sài Gòn”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.