Hôm nay,  

Chuyện Học Năm Ngựa

15/02/200200:00:00(Xem: 4141)
Bạn,
Theo các báo quốc nội, trong năm Nhâm Ngọ 2002, bộ Giáo dục CSVN đã vẽ ra kế hoạch “cải cách giáo dục”. Về nội dung, kế hoạch này cũng không những có gì mới mẻ so với các kế hoạch đã ban hành trong thập niên 80 và 90 và đã thất bại. Kế hoạch mới cũng chỉ đề ra các biện pháp đối phó về tình trạng giáo dục xuống cấp, phong trào học sinh đua nhau đi học thêm ngoài giờ, học nhiều nhưng không có chất lượng. Nhân bàn về chuyện học thêm, một số nhà giáo dục đã đề cập đến sự nôn nóng của nhiều phụ huynh muốn cho con mình học nhanh, tiến nhanh, “phi” nhanh như ngựa. Một độc giả báo Tuổi Trẻ đã đề cập hiện trạng này như sau.
“Con hơn cha là nhà có phúc”, suy rộng ra, thế hệ sau hơn thế hệ trước càng là cái phúc lớn hơn. P là một cậu bé 4 tuổi, bố mẹ đều có bằng đại học. Vừa học mẫu giáo 8 tiếng một ngày, P còn học thêm hai buổi một tuần. Bố mẹ P thuê hẳn cô giáo cấp 1 chính thức (chứ không phải gia sư sinh viên) để dạy P toán và văn. Không như mọi người mãi đến muốn con học đến lớp 2, lớp 3 mới rục rịch cho đi học thêm, bố mẹ P bắt con học trước hẳn vài năm cho chắc, chả thiệt vào đâu. Bố mẹ thì thích thế nhưng P thì không. Bé bảo: Cháu chả thích học đánh vần, chỉ thích chơi kiếm thôi. Nhưng bố mẹ bảo học ngoan mới cho chơi kiếm.
Có lần cô giáo đang dạy, P nằm lăn kềnh ra đất khóc ầm lên ăn vạ, đòi đi chơi máy bay vì chán học quá. Cô giáo đành chịu, phạt làm sao nổi. Trẻ con 4 tuổi, cái tuổi có quyền được chơi và cần được học thông qua vui chơi thì làm sao hiểu nổi những điều kiểu như “bố mẹ bắt con đi học chỉ vì tương lai của con”. Mà thật ra, bị ép học những thứ không thích hợp với sự phát triển trí não của trẻ như P chắc là lợi bất cấp hại bởi như thế là phản khoa học. Chẳng biết rồi P có trở thành thần đồng như bố mẹ P mong đợi không, nhưng trước mắt là bé biết đọc, biết viết, biết cộng trừ nhân chia, kèm theo đó là tính đối phó và cái nếp học “hộ” bố mẹ ngắm vào P từ khi em còn nhỏ xíu.

Bạn,
Sau khi đề cập đến chuyện phụ huynh ép con học quá tải, độc giả báo TT nói trên nêu ra một hiện tượng tương phản như sau: “Có những lúc thay vì quan tâm quá tận tình tới lớp trẻ theo kiểu bố mẹ P, người lớn lại “tôn trọng trẻ” họ tới mức chẳng có chuyện gì muốn giấu trẻ. Chẳng hạn như vớ hú họa một tờ báo của tuần san dành cho lứa tuổi học trò, ngoài 20 trên 50 trang chỉ tương toàn chuyện ca sĩ, diễn viên, bóng đá, người lớn còn đọc cùng lúc hai quảng cáo rất câu khách: “Mọi bí mật đã từng được giấu kỹ, mọi tin đồn đã từng làm xôn xao, tất tần tật mọi điều về love story này sẽ được tiết lộ trên số báo tuần sau” (chuyện tình bí hiểm sẽ được kể tất tần tật này là của chàng ca sĩ và một nữ vận động viên nổi tiếng), và đoạn quảng cáo số hai: “Đây là tấm ảnh cưới đầu tiên được công bố và sắp tới là một lô ảnh của cặp vợ chồng son A-V này được cung cấp độc quyền...Câu chuyện tình yêu cũng sẽ được họ kể trên valentine 12”. Không biết có bao nhiêu tờ báo muốn đăng lô ảnh cưới của cặp vợ chồng này mà báo đó phải lo tới vấn đề độc quyền. Hóa ra chuyện yêu đương, giận hờn, chuyện cưới xin và nhiều chuyện đời tư vụn vặt của các sao mới là những điều “thế hệ học trò mới” quan tâm nhất vì người ta dùng nó để quảng cáo. Nếu những người có trách nhiệm ở tòa soạn chỉ biết tới lợi nhuận của báo thì không còn gì bàn cãi. Nhưng nếu họ thật sự có tâm thì họ đã quá coi thường lớp trẻ hôm nay.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.